Châu Á,  Đi

Phù Dung Cổ Trấn – Ngàn năm treo trên thác

Nằm trên vùng đất tự trị của dân tộc Thổ Gia, Phù Dung cổ trấn được xây dựng cách đây hơn 2.000 năm ở Hồ Nam, trên một ngọn núi, nhìn từ xa Phù Dung Trấn như được treo lơ lửng trên những thác nước.

Phù Dung Cổ Trấn (芙蓉镇/Furongzhen/Furong Town) nằm trên dãy núi Sùng Sơn, với độ cao trung bình khoảng 900 mét. Thị trấn được xây dựng trên những sườn núi, dọc theo con sông Đà Giang. Những ngôi nhà cổ kính được xây dựng bằng đá, gỗ,… xen kẽ với những khu vườn xanh mướt, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng.

Phù Dung trước đây có tên là Vương Thôn (Wangcun), ban đầu được xây dựng bởi vua Tusi với vai trò là thủ phủ của Quận Youyang vào năm 202 trước Công nguyên, dưới thời Tây Hán. Năm 1997, thị trấn được đổi tên sau thành công của bộ phim cùng tên, Phù Dung Trấn (bộ phim đã giành được Giải Vàng năm 1987 là phim Trung Quốc hay nhất). Người Thổ Gia là cư dân đầu tiên cư ngụ tại Vương Thôn, và ngày nay là thị trấn Phù Dung là nơi sinh sống của người Thổ Gia và người Hán. Năm 2012, thị trấn Phù Dung trở thành danh lam thắng cảnh 4A cấp quốc gia của Trung Quốc, nằm trong top những điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất tại Hồ Nam chỉ sau Phượng Hoàng Cổ Trấn & Trương Gia Giới.

Vị trí Phù Dung Trấn

Phù Dung Trấn nằm gữa điểm du lịch nổi tiếng khác của huyện Phượng Hoàng và thành phố Trương Gia Giới. Phù Dung trấn cách Phượng Hoàng cổ trấn 150 km, cách Trương Gia Giới 80 km nên thông thường bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm này. Bạn nên dành 5 7 ngày hoặc nhiều hơn để có thể thong thả tận hưởng, ngắm cảnh sắc ở những địa điểm này. Thời gian nhiều cũng giúp bạn có thể nghỉ ngơi hợp lý hơn vì khoảng cách gữa các địa điểm cũng khá xa.

Thác nước Phù Dung

Thị trấn Phù Dung được chia thành hai khu vực chính là khu phố cổ và khu vực thác nước. Khu phố cổ là nơi tập trung những ngôi nhà cổ kính, những con đường lát đá rêu phong và những cửa hàng lưu niệm. Khu vực thác nước là nơi có những thác nước hùng vĩ, đổ xuống từ những sườn núi cao.

Phần lớn các ngôi nhà ở Phù Dung trấn nằm trên những vách đá bên trên thác nước, con thác Phù Dung này đổ xuống sông Youshui – một nhánh của sông Đà Giang. Thác Phù Dung cao đến 60m, rộng khoảng 40m là sự kết hợp của nhiều thác nước lớn đổ xuống tạo nên một bức rèm nước tuyệt đẹp. Sự kết hợp gữa thác nước tung bọt trắng xoá với hàng cây xanh bao phủ, bên trên là kiến trúc Điếu Cước Lâu, tất cả lại hoà hợp không ngờ, tạo nên cảnh quan độc đáo khiến Phù Dung trấn như hoàn toàn tách biệt khỏi xô bồ.

Điếu Giao Lâu

Những ngôi nhà độc đáo nằm treo ngay trên thác nước, bên các sườn dốc với nét đặc trưng trong kiến trúc của người Thổ Gia, gần như được bảo tồn nguyên vẹn đến tận ngày nay, là một biểu tượng nghệ thuật của người dân tộc thiểu số ở Hồ Nam. Trong thời kỳ cai trị của Vua Thổ Gia, những ngôi nhà được xây dựng trên vách đá cũng được sử dụng để bảo vệ toàn bộ thôn trấn trước những kẻ xâm lược, và được gọi là Điếu Giao Lâu.

Những ngôi nhà ở Phù Dung trấn được xây dựng tựa như kiến trúc Điếu Cước Lâu ở Phượng Hoàng cổ trấn, mang tính đặc trưng của miền nam Trung Quốc. Điếu Cước Lâu là một kiểu nhà sàn được thiết kế xây dựa theo độ dốc của núi. Toàn bộ ngôi nhà được dựng trên các cột gỗ lớn, những cột chống gọi là Điếu Cước, nửa sau nhà sẽ nằm dựa trên bề mặt núi, nửa trước hoặc các phần không gian mở rộng của sàn nhà tựa trên các hàng cột được chống vào sườn núi hoặc chống xuống mặt nước – vì vậy có thể hiểu đây như một kiểu nhà “bán sàn”.

nhân chứng lịch sử của Phù Dung trấn từ một thị trấn nhỏ trở thành một nàng thơ kiều diễm.

Những hàng mái ngói âm dương chập chờn, chập chờn, khúc khuỷu, tưởng chừng như vô tận, bao phủ những căn nhà gỗ men theo dòng Đà Giang trong xanh.

Được xây dựng dựa trên các vách đá, sườn núi có độ dốc lớn nên thoạt nhìn, những ngôi nhà ở đây có vẻ như rất chông chênh, không an toàn. Nhưng các chuyên gia đã nhận định rằng phần đá trên thác ở Phù Dung trấn đều hình thành từ trầm tích đáy biển nên cực kỳ rắn chắc. Hơn nữa, những ngôi nhà ở cổ trấn này đều được xây dựng tránh chỗ có khe nước. Vì vậy, nhìn bề ngoài những ngôi nhà cheo leo bên vách đá này có vẻ nguy hiểm nhưng kỳ thực lại có kết cấu nền đất tổng thể rất ổn định và an toàn vì các cột chống sàn đều không tiếp xúc với nước. Những ngôi nhà độc đáo kết hợp với cảnh quan sơn thủy hữu tình của Phù Dung trấn chắc chắn gây ấn tượng mạnh

Đọc thêm về

Trung Quốc ngàn năm cổ trang

Châu Á – sinh ra, lớn lên và ra

Phố đá Ngũ Lý Thạch Bản (Wuli Slate)

Đó là con đường dài 2500 mét được lát bằng những phiến đá xanh, thời gian đã mài giũa chúng trở nên sáng bóng mát lạnh,… Cuối con đường là một cổng thành, bên ngoài cổng thành là một phần của hệ thống nước sông Đà Giang.

Đi dọc men theo con đường Wuli Slate phố sẽ đến bến tàu của sông Youshui. Từ đây có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc của thác nước Phù Dung và Cung điện Tusi.

Dọc con phố các bạn sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng truyền thống và những ngôi nhà Thổ Gia cổ kính lợp ngói cũ kĩ ở hai bên đường, tạo thành một tuyến phố dài năm dặm như chính cái tên của con đường này. Bước trên những phiến đá xanh nhẵn nhụi của con phố cổ như bước trên những mảnh vụn của năm tháng lịch sử. Đây là một nơi cổ kính và yên tĩnh ở Phù Dung Trấn, rất thích hợp để tản bộ và ngắm nhìn nét trầm mặc của những ngôi nhà xưa, cảm giác thời gian trôi qua chầm chậm.

Tàn tích hang động Thổ Gia

Ở cửa thác có một hang đá là di tích của tổ tiên Thổ Gia tại thị trấn. Tương truyền rằng người trước đây có một nhóm người Thổ gia muốn trốn khỏi chiến tranh khốc liệt nên đã lánh đến đây sinh sống trong hang động này

Cầu Thổ Vương

Cầu Thổ Vương dẫn trực tiếp đến cung điện Tusi (Thổ Ty) và các vị Thổ Ty – những người cai quản vùng đất này – ngày trước thường thưởng ngoạn phong cảnh tại đây. Cầu Thổ Vương là công trình kiến trúc Thổ Gia tiêu biểu, với mái góc cạnh cao như biểu tượng cho sự uy nghi của Thổ Ty và cũng mang tác dụng xua đuổi tà ma theo phong thủy dân gian. Người Thổ gia quan niệm màu vàng là biểu tượng cho sự vượng khí, vì vậy trước mỗi ngôi nhà hay trên các cây cầu đều treo ngô hoặc bí ngô để cầu chúc một mùa vụ thuận lợi, tươi tốt.

Cung điện Thổ Ty (Tusi)

Đây là một công trình được xây dựng bởi một tù trưởng người Thổ Gia. Phù Dung Tư Đồ Điện – cung điện Thổ Ty trước đây được xây dựng bởi một thủ lĩnh giàu có của tộc người Thổ Gia với mục đích làm khu nghỉ mát mùa hè. Từ những dãy nhà và cung điện có thể ngắm được khung cảnh ngoạn mục của dòng thác chảy ngày đêm, dòng sông Youshui êm đềm và sự hùng vĩ vốn có của những vách đá bên dưới.

Giữa chính điện treo một tấm biển lớn đề “Thạch Trung điện”, xưa kia là làm việc và sinh hoạt chính của các thủ lĩnh cai trị tại trấn. Sau khi thủ lĩnh Peng Fushi dời đô đến Laosicheng vào năm 1135 sau Công nguyên, nơi này trở thành cung điện mùa hè cho các vị thủ lĩnh của tất cả các triều đại kế tiếp. Cung điện hiện tại được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh với lịch sử hơn 400 năm.

Cột đồng Tây Châu

Được trưng bày trong Triển lãm của thị trấn, ngoài các cổ vật và nông cụ từ thuở sơ khai, ở đây còn có “Cột đồng Tây Châu”, được liệt kê trong các địa điểm văn hóa được bảo tồn như bằng chứng lịch sử về lịch sử chính trị và quân sự của người Thổ Gia. Năm 1940, Ma Xifan, vua của nước Chu đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với lãnh đạo địa phương Tây Châu sau một cuộc chiến lâu dài và họ đã làm một cột đồng nặng 2500 kg và cao 4 mét, trên đó có ghi hơn 2300 chữ kể lại những câu chuyện về chiến tranh và các điều khoản của hiệp ước.

Ẩm thực Phù Dung cổ trấn

Chịu ảnh hưởng của ẩm thực Hồ Nam, đồ ăn ở Phù Dung cổ trấn mang phong cách Tương Tây chua cay đặc trưng.
Các món ăn nổi tiếng nhất ở Phù Dung cổ trấn là Canh cá cay (40-60 tệ/nồi), ốc vặn xào cay (20 tệ/bát lớn), cơm đậu phụ (2 tệ/bát).

ặc sản địa phương là “cơm đậu phụ”. Đây là món ăn nhẹ tự nấu trộn với dầu, muối, nước sốt, giấm và gia vị. Nhiều người dân địa phương gợi ý nên ăn ở tiệm hàng gần cổng vòm, đó là cửa hàng cơm đậu phụ truyến thống từng xuất hiện trong phim.

Đọc thêm các bài viết khác về du lịch của mình

Ưu đãi du lịch

Du lịch Châu Âu

Bắc Âu bình yên như thế nào

Chuyến road trip ở Ý 15 ngày có lẻ của mình 

Paris những năm tháng thanh xuân  

Thụy Sĩ 4 mùa đến và đi

Hà Lan 7 sắc cầu vồng 

Hungary những quán bar đổ nát 

Séc A little Hà Nội 

Áo – Austria tồi tàn hơn mình nghĩ 

Cuộc sống ở Pháp

Trung Quốc ngàn năm cổ trang

Châu Á – sinh ra, lớn lên và ra

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *