Châu Á,  Đi

Phượng hoàng cổ trấn – Trung Quốc

Phượng Hoàng Cổ Trấn – Fenghuang Ancient Town, 凤凰古鎮 là một trong tám huyện có thẩm quyền ở Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây phía Tây tỉnh Hồ Nam. Được xây vào thời Khang Hy năm 43 (năm 1704). Năm 2001 đã được trao tặng danh hiệu thành phố lịch sử và văn hoá dân tộc, là thành phố di tích lịch sử văn hóa của Trung Quốc, các danh lam thắng cảnh cấp quốc gia AAAA. Từng được nhà văn nổi tiếng của New Zealand là Rewi Alley ca ngợi rằng là thị trấn nhỏ xinh đẹp nhất Trung Quốc.

Nơi đây mang tên Phượng Hoàng Cổ Trấn vì ở phía Tây Nam của thị trấn có một ngọn núi dáng trông giống một con phượng hoàng tung cánh lên trời. Tương truyền rằng, có một đôi phượng hoàng – loài chim thần có khả năng tái sinh từ ngọn lửa đã từng bay qua cổ trấn này, vì cảnh vật quá đẹp nên chúng lưu luyến mãi mới chịu rời đi. Từ đó, người dân ở đây đã đặt tên cho thị trấn là Phượng Hoàng.

Phần lớn dân số ở Phượng Hoàng cổ trấn đều là người dân tộc Miêu và Thổ Gia, người Miêu gốc ở Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc nhóm người Dã Miêu, là tộc người có ý thức bảo tồn và thể hiện văn hóa dân tộc mạnh mẽ (Người Miêu là nhóm dân tộc thiểu số đông dân thứ 5 tại Trung Quốc và nằm trong danh sách 55 dân tộc thiểu số chính thức được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc). Vì vậy đến Phượng Hoàng cổ trấn bạn còn có thể chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc sắc bởi người Miêu và Thổ gia có ý thức bảo tồn và thể hiện văn hóa dân tộc vô cùng mạnh mẽ.

Đi dọc các dãy nhà trong Lầu Miêu Miêu, trong những con đường chạy dài theo dòng sông, bạn có thể bắt gặp người Miêu hay Thổ gia trong trang phục truyền thống rực rỡ được may thêu kỳ công. Vải may quần áo được làm từ vải thô, sau đó đem đi nhuộm với những gam màu rực rực và thường được thêu các hoa văn truyền thống như: hoa mào gà, hoa xà bì hồng, hoa đào, bốn đoá hoa đỏ… để tạo nên diện mạo xinh đẹp cho các cô gái. Trong bộ trang phục truyền thống còn có mũ đội đầu với trang sức được làm bằng bạc vô cùng tinh xảo. Những chiếc mũ đội đầu thường có kích thước khá lớn, đính hoa mộc lan đang nở rộ hay hình phượng hoàng được thêu chỉ đỏ, đính mảnh bạc, ngoài ra còn có khuyên tai, vòng tay, vòng cổ… cũng được làm bằng bạc đồng bộ để thể hiện niềm tự hào của người Miêu

Đi Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn Bằng Cách Nào?

1. Bằng Máy Bay

Ở thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bạn cần phải bay từ TP.HCM hoặc Hà Nội đến Trương Gia Giới; sau đó, từ Trương Gia Giới đi xe buýt đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Trong một số trường hợp, bạn phải dừng tại Quảng Châu để trung chuyển. 

2. Bằng Tàu Hỏa

Những bạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam có thể tham khảo cách di chuyển này. Tuy nhiên hành trình này kéo dài gần 1 ngày và cần phải chuyển tàu, đi trung chuyển khá nhiều lần. Nếu đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc cùng người lớn tuổi hay kèm con nhỏ thì bạn không nên chọn phương án này đâu nhé. 

Hướng Dẫn Cách Mua Vé Tàu Hoả Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc:

  • Bước 1: Mua vé tàu hỏa đi từ Gia Lâm đến Nam Ninh. 
  • Bước 2: Sau đó mua vé đi chuyển tiếp từ Nam Ninh đến ga Cát Thủ ở Trương Gia Giới khoảng 15 tiếng.
  • Bước 3: Khi đến được Trương Gia Giới có lẽ trời đã sụp tối, bạn nên ở lại qua đêm và đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào hôm sau bằng xe buýt với giá vé tầm 80 tệ/người (khoảng 270.000đ). Chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi.

Hà Nội (Gia Lâm) – Nam Ninh: 680.000 VNĐ (mua online của công ty du lịch, họ mang tới tận nơi – đây là giá cho đoàn từ 6 ng trở lên – giá đã được giảm 20%)

Đặt vé tàu online nội địa Trung Quốc ở trang: https://www.travelchinaguide.com/china-trains/ và mua những chặng sau:

  1. Nam Ninh – Trương Gia Giới: 227 tệ (khoảng 794.500 VNĐ) (giường nằm)
  2. Cát Thủ – Nam Ninh: 227 tệ (khoảng 794.500 VNĐ) (giường nằm khoang 6 người)

Giá vé tàu hỏa đi từ Nam Ninh đến Cát Thủ dao động từ 215 tệ đến 315 tệ/người (tầm 715.000đ đến 1.050.000đ) tùy theo loại giường. Có hai loại giường cho bạn lựa chọn là giường cứng và giường mềm. 

chọn From Nanning, To Zhangjiajie, thanh toán qua Paypal.Sau khi trả tiền, nhân viên phòng vé sẽ email yêu cầu mình up ảnh hộ chiếu + forward hoá đơn Paypal, mọi người nhớ làm theo là xong thủ tục, rất đơn giản.

Kinh nghiệm khi mua vé tàu ở Trung Quốc: Trước khi đi Trung Quốc, viết vào giấy hoặc note điện thoại tên ga đi và đến, ngày tháng khởi hành để có thể đưa cho nhân viên quầy vé, người ta nhìn vào sẽ hiểu và xuất vé cho mọi người.

Tên một số ga tàu bằng tiếng Trung:

Gia Lâm: 家林 (Jiālín), đọc là Chia Lín

Hà Nội:河内 (Hénèi), đọc là Khứa Nây

Nam Ninh:南宁 (Nánníng), đọc là Nán Nính

Trương Gia Giới:张家界 (Zhāngjiājiè), đọc là Trang Chia Chiệ

Phượng Hoàng cổ trấn:凤凰古城 (Fènghuáng gǔchéng), đọc là Phâng Khoáng Củ Trấng

Hoài Hoá:怀化 (Huáihuà), đọc là Khoái Khoạ

Cát Thủ:吉首 (Jíshǒu), đọc là Chí Sẩu

3. Bằng Xe Khách

Đây có vẻ là cách di chuyển tiết kiệm nhất để đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên, tương tự như tàu hoả, di chuyển bằng xe buýt tốn khá nhiều thời gian và thể lực nên #teamKlook hãy cân nhắc cẩn thận nhé. 

  • Bước 1: Bạn đi xe khách chất lượng cao từ Hà Nội đến Cửa khẩu Hữu Nghị với giá tầm 200 nghìn đồng/người.
  • Bước 2: Tiếp đó, đi xe điện 12 nghìn đồng/người để sang biên giới làm thủ tục xuất nhập cảnh. Bạn xuất trình hộ chiếu, visa Trung Quốc và điền tờ khai nhập cảnh.
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất, bạn ra bến xe đón xe buýt đi từ cửa khẩu Trung Quốc đến ga tàu Nam Ninh, rồi từ Nam Ninh đi ga Cát Thủ tại Trương Gia Giới.

Xe buýt Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn: 80 tệ/người x 2 = 160 tệ (nhờ chủ khách sạn mua hộ được).

  • Taxi Phượng Hoàng – bến xe Phượng Hoàng: 10 tệ.
  • Xe buýt Bến xe Phượng Hoàng – Hoài Hoá: 40 tệ/người x 2 = 80 tệ, ra bến xe mua trực tiếp.

Đi đâu ở Phượng Hoàng Cổ trấn

Cổ trấn yên bình với kiến trúc Điếu Cước Lâu độc đáo

Nếu Lệ Giang (Vân Nam) thương được ví như “thành Venezia của phương Đông” với kiến trúc cầu – sông độc đáo thì Phượng Hoàng cổ trấn được nhắc đến nhiều nhất với kiến trúc Điếu Cước Lâu (Diaojiaolou) vô cùng đặc sắc đã lưu giữ văn hóa ngàn đời của các dân tộc thiểu số sinh sống gần sông Trường Giang. Điếu cước lâu là kiểu kiến trúc nhà ở dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa, những ngôi nhà ở Phượng Hoàng cổ trấn là sự hiện hữu rõ nét nhất của việc giao thoa kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số (Miêu, Thổ Gia…) và người Hán.

Điểm đặc biệt của kiến trúc Điếu Cước Lâu này là các ngôi nhà được xây dựng tựa lưng vào núi – những nơi có độ dốc khá lớn. Điều này tạo cảm giác khá chông chênh khi mới gặp lần đầu nhưng những ngôi nhà này đều có trụ lớn chống đỡ vững chắc và an toàn. Tùy theo nhu cầu, các ngôi nhà có thể được xây dừng từ 2 đến 3 lầu kết hợp với ban công xây nhô ra phía trước để nới rộng không gian

Bắc Môn Cổ Thành

Bắc Môn Cổ Thành còn được gọi bằng cái tên Việt hóa hơn là Tòa Tháp Phía Bắc, vì nó nằm phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng từ thời nhà Minh và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước Trung Hoa công nhận. Tòa tháp này gắn liền với những thăng trầm lịch sử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cổ trấn.

Dòng Đà Giang

Đến Phượng Hoàng cổ trấn thì không thể không nhắc đến con sông lớn chảy dài xuyên suốt nơi đây. Đà Giang (một chi lưu của con sông lớn Trường Giang) cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương trong nhiều thập kỷ. Đà Giang trải dài 96,9km, dòng sông là huyết mạch của cổ trấn. Một trong những điểm nhấn nổi tiếng của Phượng Hoàng là những cây cầu nối hai bên bờ sông – cầu đá nhảy. Cây cầu nổi tiếng không kém tiếp theo là Hồng Kiều, tương truyền cây cầu này là một trong những tích phong thủy nổi tiếng của Lưu Bá Ôn.

Sông Đà Giang có mối liên hệ đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây, hầu như các hoạt động thường ngày đều gắn liền với con sông. Thức giấc vào buổi sáng và tản bộ dọc bờ sông bạn sẽ thấy những người bán hàng rong gánh những món đồ ăn sáng, thảo quả,…

Đặc biệt là người dân nơi đây vẫn giữ thói quen giặt quần áo bằng cách dùng chày đập như ngày xưa, điều này đã trở thành một đâu ấn đặc trưng của vùng đất thanh bình này.

Cầu Hồng Kiều

Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được. Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Bạn có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để lên tầng 2 của Cầu Hồng Kiều. 

𝙏𝙪𝙮𝙚̂́𝙩 𝙆𝙞𝙚̂̀𝙪 (𝘾𝙖̂̀𝙪 𝙏𝙪𝙮𝙚̂́𝙩)

Trái ngược với sự vững trãi, sừng sững của Hồng Kiều chính là Tuyết Kiều. Cũng là kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, nhưng Tuyết Kiều lại thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi như nàng thơ của mùa đông.
Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh đã “thổi hồn” vào cho cây cầu này vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ lại tuổi thơ của ông nơi trấn cổ Phượng Hoàng. Cùng với Tuyết Kiều thì Cầu Vụ, Cầu Phong, Cầu Vũ chính là 4 tác phẩm “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” mà họa sĩ này đã “vẽ” trên Đà Giang, khiến thị trấn nhỏ này mang dáng hình mà không ở nơi đâu có thể tìm thấy.

Trung Quốc ngàn năm cổ trang

Châu Á – sinh ra, lớn lên và ra

Các điểm tham quan gần Phượng Hoàng Cổ trấn

  • Phù Dung Trấn – thị trấn cổ hơn 2000 năm tuổi được mệnh danh “Thị trấn treo trên thác nước”.
  • 72 Kỳ Lầu : Được mệnh mệnh danh là cung điện Potala của Miêu tộc -72 Kỳ Lầu một tòa nhà cao chót vót, đồ sộ và tráng lệ nằm ở giao điểm của đại lộ Vũ Lăng Sơn và đại lộ Kè Cát (Shadi). Không gian kiến trúc của 72 Kỳ Lầu dựa trên nguyên tắc và thiết kế của ngôi nhà truyền thống Thổ Gia và Miêu – Điếu Cước Lâu. Nhìn từ xa, những tòa lầu này trông như những ngôi nhà Thổ Gia phô diễn vẻ đẹp ảo ảnh, lơ lửng giữa không trung.
  • Cầu Kính Đại Hiệp Cốc- Cây cầu đáy kính nổi tiếng này rộng 6 m, dài 430 m, bắc qua 2 vách đá ở độ cao 300 m và nhìn xuống công viên Trương Gia Giới.
  • Viên Gia Giới – Cảnh đẹp thoát tục và ngoạn mục nơi đây được chọn làm bối cảnh trong phim bom tấn “Avatar”
  • Thổ Tư Thành – một trong 3 hoàng cung lớn của Trung Quốc , còn được gọi là Tử Cấm Thành Phương Nam tìm hiểu văn hóa Thổ Gia
  • Trại Miêu Vương – làng cổ người Miêu
  • Thất Tinh Sơn (七星山/Qixing Mountain)
    Ngọn núi Thất Tinh Sơn. Ngọn núi này chỉ cách Thiên Môn Sơn chừng 2km. Đây là ngọn núi cao nhất trong khu Vĩnh Định của Trương Gia Giới – 1528 m so với mực nước biển (đỉnh Thất Tinh Sơn cao hơn Thiên Môn Sơn 10m). Vì độ cao như vậy và trước đây không có đường cao tốc đi qua nên chỉ có những người ưa thích khám phá, đi bộ đường dài mới ghé tới đây.
    Sau khi tới thành phố này, bạn sẽ đi qua đại lộ Võng Hồng (Wang Hong/网红) trong 15 phút là tới Khu du lịch resort núi Thất Tinh. Từ đây bạn đi cáp treo với tổng chiều dài 2003m trong vòng 8 phút đồng hồ thôi là đã tới ga cáp treo trên đỉnh núi, với đình bát giác ngắm cảnh cùng nhiều công trình nghỉ dưỡng khác.
  • Đền Thiên Môn Sơn (Tianmenshan Temple/天门山寺) là ngôi đền trên núi Thiên Môn nổi tiếng 
  • Cổng trời Thiên Môn: Cổng Trời Thiên Môn Sơn hay Động Thiên Môn là một hang động được hình thành sau một trận đại hồng thủy, phần đỉnh núi sụp xuống tạo thành hình mái vòm và với “cánh cổng” tròn nối sang cõi bồng lai. Phía sau “cánh cổng” luôn là mây mù giăng phủ càng khiến cho khung cảnh thêm kỳ bí như cõi thần tiên.
    Đường lên núi dài 11km, với những khúc cua “thót tim” thử thách sự gan dạ của bất kỳ phượt thủ kỳ cựu nào. Tuy nhiên, mọi sự mệt nhọc dường như tan biến hết khi bạn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đây được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền.

Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn ăn gì?

Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn các bạn nên tham khảo một số món ăn nổi tiếng vùng này như: thạch mát Phượng Hoàng (凤凰凉粉), kẹo gừng (凤凰姜糖), bánh tiết vịt (血粑鸭), canh chua người Miêu (苗家酸汤), đậu phụ người Miêu (苗家菜豆腐), củ cải muối chua (苗家酸萝卜), hạt dẻ Tương Tây (湘西板栗),…

Chuẩn bị gì

  1. Visa
    Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc Trung Quốc, vì thế, khi đến đây dĩ nhiên bạn phải cần có visa Trung Quốc rồi.
  2. Ứng Dụng Nội Địa Trung Quốc 
    Trung Quốc là quốc gia kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ. Khi vi vu đến quốc gia này, bạn không thể đăng nhập vào Youtube, Facebook hay Instagram. Vậy nên nếu muốn truy cập mạng xã hội, bạn nên tải trước ứng dụng Betternet/VPN. Ngoài ra, các ứng dụng giao tiếp tiếng Trung cơ bản cũng sẽ hữu ích cho bạn khi du lịch Trung Quốc tự tú
  3. Sim điện thoại
    Sim (90 tệ (khoảng 315.000 VNĐ)), wifi free có ở nhiều nơi, bởi vì không cẩn thận bạn sẽ mua phải sim không đăng ký sẽ không dùng được
  4. Lưu ý
    Khi đổi tiền sang đây du lịch, bạn nên đổi dư tiền nếu không tìm thấy ATM sẽ bất tiện và phí rất đắt,, cửa hàng, quán xá không nhận thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống, thay vào đó bạn phải quét mã thanh toán.
    Múi giờ Trung Quốc nhanh hơn ở Việt Nam 1 giờ.
    Về trang phục: Nên mang theo áo dài tay có thể chống nắng nếu đi vào mùa hè. Ngoài ra, trang phục nên thoáng mát dễ chịu, có đủ độ ấm, các tháng từ tháng 3,4 hay tháng 10, 11 sẽ khá lạnh về đêm nên mang theo áo khoác dày một chút. Bạn sẽ leo núi bất cứ lúc nào nên nhớ đem theo áo gió, áo khoác để không bị cảm lạnh nhé. Không cần mất công đem ô dù ở Việt Nam sang vì Trung Quốc cũng bán và giá thì khá rẻ.
    Về đồ ăn: Đồ ăn Trung Quốc thường dầu mỡ và ít rau nên khách du lịch thường không thích. Bạn nên thông báo với phục vụ nhà hàng, quán ăn để chuẩn bị món ăn hoặc giảm tối thiểu những gì bạn không thích trong đồ ăn của mình.

Đọc thêm các bài viết khác về du lịch của mình

Ưu đãi du lịch

Châu Á – sinh ra, lớn lên và ra đi

Du lịch Châu Âu- những năm tháng trời Âu

Châu Phi – nỗi sợ và sự xô bồ

Bắc Âu bình yên như thế nào

————————–

Ai Cập nghìn lẻ một đêm

Hi Lạp – Vùng Đất Của Các Vị Thần

Thổ Nhĩ Kỳ – ngã tư Á Âu

Romania nỗi sợ mang tên trộm cắp

Bồ Đào Nha – tươi mới, nắng vàng và mê đắm

Tây Ban Nha – điệu nhạc flamenco sôi động

Malta – Quốc đảo bị lãng quên

Chuyến road trip ở Ý 15 ngày có lẻ của mình 

Paris những năm tháng thanh xuân  

Thụy Sĩ 4 mùa đến và đi

Hà Lan 7 sắc cầu vồng 

Hungary những quán bar đổ nát 

Séc A little Hà Nội 

Áo – Austria tồi tàn hơn mình nghĩ 

Cuộc sống ở Pháp

Trung Quốc ngàn năm cổ trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *