Góc Tâm lý,  Học và làm

Tìm mình, chọn nghề, chọn tự do hay tình yêu!

Bài viết được tổng hợp lại từ cuốn “Đúng việc” và chia sẻ của thầy Giản Tư Trung

Liệu chỉ có 2 lựa chọn: hạnh phúc cá nhân hoặc hạnh phúc của người khác?

Ví dụ như người yêu bạn là người đồng tính nhưng cha mẹ bạn lại không chấp nhận.

Lựa chọn 1: Lựa chọn hạnh phúc cá nhân, bỏ mặc sự đau khổ của người khác

Lựa chọn 2: Lựa chọn hạnh phúc của người thân, hy sinh sự tự do hạnh phúc của bản thân

Nhưng vẫn còn lựa chọn thứ 3 mà nhiều người không nhận ra, không tin: lựa chọn hạnh phúc của bản thân nhưng vẫn khiến người thân hạnh phúc – cần thời gian và thay đổi nhận thức.

Thời gian chứng minh: Điều quan trọng nhất: Con có tử tế và hạnh phúc không, người bạn đời của con có yêu thương con, yêu thương ba mẹ con yêu ba mẹ không?

Thay đổi nhận thức: hiểu đúng khái niệm tình thương và tự do: Thương một ai đó, là giúp cho người đó sống theo cách của họ. Tự do là sống theo cách của mình, nhưng không làm đau lòng người khác.

Bàn về hạnh phúc

Thầy Giản Tư Trung đã nói: Tôi thích nhất định nghĩa về hạnh phúc của Mahatma Gandhi: Happiness is when what you think, what you say, what you do are in harmony – Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, bạn nói và bạn làm nhất quán với nhau.

Trước đây cứ nghĩ hạnh phúc là kiếm được tiền, kiếm được người yêu, mua được nhà, chứ hạnh phúc gì mà “think, say, do” ….. Hạnh phúc đích thực của con người là được sống thực và được tôn trọng của những người hiểu biết với sự sống thực đó. Muốn sống thực thì phải biết con người của mình thế nào để sống với con người đó.

Để tìm mình?

Theo tác giả Giản Tư Trung, để tìm mình, cần khai phóng bản thân trước tiên, sau đó là tìm mình ở 3 khía cạnh chính

Chương trình “Quản trị Cuộc đời” của tác giả Giản Tư Trung

1/Tìm ra giới tính của mình;

2/Tìm ra con người văn hóa của mình;

3/Tìm ra con người chuyên môn của mình.

Con người chuyên môn – Tôi giỏi gì?

Trong cuốn Đúng việc – Một góc nhìn về câu chuyện khai minh, thầy Giản Tư Trung đã bàn về tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng thứ mình giỏi, làm đúng thứ mình cần – nên – muốn.

Các bạn trẻ hay hỏi: “Bây giờ em nên thi trường nào?”

Gốc rễ của vấn đề là, muốn biết chọn trường nào, trước hết ta phải biết chọn ngành nào. Nhưng để biết nên chọn ngành nào, ta cần trả lời câu hỏi chọn nghề gì. Nhưng trước khi chọn nghề, ta phải nghĩ tới bức tranh lớn hơn: Mình muốn có sự nghiệp như thế nào, tức là phải chọn nghiệp trước khi chọn nghề. Còn muốn chọn nghiệp, ta phải hỏi một thứ khác lớn hơn nữa: Mình muốn có một cuộc đời như thế nào? Mình muốn trở thành một con người ra sao?
Tóm lại, chọn người, chọn đời xong mới chọn nghiệp; chọn nghiệp xong mới chọn nghề; chọn nghề xong mới chọn ngành; chọn ngành xong mới chọn trường.

Điều cốt lõi là phải tìm mình rồi mới tìm nghề được.

Cân bằng công việc – cuộc sống? Công việc – có phải cũng chính là cuộc sống? Sống 24h/1 ngày hay sống 12h/1 ngày? -> cân bằng giữa công việc và gia đình!

Con người văn hoá – Tôi là ai?

Đó là đời sống tinh thần, giá trị tinh thần, ý nghĩa của mỗi cá nhân. Đó cũng là kim chỉ nam, là động lực và cội rễ cho những lựa chọn của mỗi cá nhân.

Một con người không có gốc rễ văn hóa thì không thể bám rễ vào đâu được, không biết mọc ở đâu cho vững, không có điểm tựa về văn hoá, mà không có cái neo đó, ta sẽ chẳng biết mình thuộc về đâu (sense of belonging).

Về giới tính

Có người dễ dàng tìm ra mình, có người khó khăn nhận ra mình, cũng có người phải đấu tranh và giữ mình để được sống “là mình”.

Câu chuyện mâu thuẫn giữa các giá trị : chọn giữa tự do cá nhân hay hạnh phúc của người thân?

Tự do – tình thương

Phân tích ca: bạn đồng tính, nhưng cha mẹ bạn không thể chấp nhận -> bạn phải làm gì?

Lựa chọn 1: Lựa chọn hạnh phúc cá nhân, bỏ mặc sự đau khổ của người khác

Lựa chọn 2: Lựa chọn hạnh phúc của người thân, hy sinh sự tự do hạnh phúc của bản thân

Nhưng vẫn còn lựa chọn thứ 3 mà nhiều người không nhận ra, không tin: lựa chọn hạnh phúc của bản thân nhưng vẫn khiến người thân hạnh phúc – cần thời gian và thay đổi nhận thức.

Thời gian chứng minh: Điều quan trọng nhất: Con có tử tế và hạnh phúc không, người bạn đời của con có yêu thương con, yêu thương ba mẹ con yêu ba mẹ không?

Thay đổi nhận thức: hiểu đúng khái niệm tình thương và tự do: Thương một ai đó, là giúp cho người đó sống theo cách của họ. Tự do là sống theo cách của mình, nhưng không làm đau lòng người khác.

Ý nghĩa cuộc đời

2 câu hỏi quan tâm: Sống để làm gì và sống là gì?

Đâu là sự khác biệt giữa sống và tồn tại, sống và chết? – Khác biệt giữa “Sống & Tồn tại” – Tình yêu

Tình yêu lớn nhất là “Yêu bản thân” – Thế nào là “Yêu chính mình”? – tôn trọng, yêu thương giá trị, lý tưởng bản thân và cả những thứ thuộc về bản thân – dù tốt hay xấu.

Phân biệt giữa: my way, your way và our way? – Từ hạnh phúc theo cách của ta chuyển sang hạnh phúc chung sống cùng người khác.

3 thước đo của cuộc đời

Thước 1: To Have – Chiếm Hữu

Mình đo cuộc đời mình bằng những gì kiếm hay đạt được, đo cuộc đời bằng sự chiếm hữu, chiếm hữu càng nhiều càng thành công, chiếm hữu càng ít càng thất bại. Ví dụ: tiền tài, địa vị, danh vọng, bằng cấp, giải thưởng,…

Thước 2: To Give – Cống Hiến

Đo cuộc đời của họ bằng những gì mà mình cho đi, cho đi càng nhiều càng tốt, cống hiến càng nhiều càng được tôn vinh và được xem là thành công.

Hồi bé, tôi được dạy sống theo cái thước thứ 2 này. Nhưng khi trưởng thành, tôi lại thấy thước này tuy hay nhưng có gì đó chưa ổn lắm. Mình cứ cống hiến vậy nhưng mình có hạnh phúc không, mình cũng chẳng biết nữa. Làm cho người khác hạnh phúc rồi cuối cùng mình bất hạnh cũng nên. Cách sống đó thì tốt cho xã hội nhưng liệu có tốt cho mình hay không?

Cuối cùng, tôi tự ngộ ra và đưa thêm cái thước thứ 3, và khi tôi tìm thấy cái thước 3 thì cảm giác “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”.

Thước 3: To Be – Cách Sống

Không đo cuộc đời mình bằng chiếm hữu hay cống hiến, mà đo cuộc đời bằng cách sống. Mình chọn một cách sống, cách làm người của mình và sống theo cách đó. Nếu mình chọn con người tự do dựa trên nhân tính thì sự cống hiến của mình cũng rất nhiều, và những gì mình nhận được không hề ít. Nhưng tất cả những thứ nhận được hay cống hiến ấy là hệ quả, cái gốc vẫn là được sống với đúng con người của bản thân. Khi bạn sống đúng con người của mình, bản thân hạnh phúc và mang lại giá trị cho nhiều người khác, khi ấy, cuộc sống là trọn vẹn.

Trong xã hội bây giờ, người ta không dám tin nhiều thứ, trong khi niềm tin chính là một cơ sở để phát triển. Cái đạo giáo dục, đạo học mà tôi thường chia sẻ rất ngắn gọn: Mọi sự học của con người đều để đạt tới một thứ duy nhất: “better me” – một con người tốt hơn, một phiên bản tốt hơn của chính mình. Ta không nhất thiết phải tốt hơn ai khác, cũng không cần phải là một good person (người tốt), perfect person (người hoàn hảo), great person (người vĩ đại) hay wonderful person (người tuyệt vời). Trở thành người tốt hơn là cái đích rất khả thi, bởi ai cũng làm được. Còn trở thành người tốt thì có khi mệt lắm. Ấy là chưa kể, nếu trở thành người tốt rồi thì sự học của ta coi như kết thúc (tốt rồi thì cần gì học nữa). Còn trở thành người tốt hơn thì sự học không bao giờ dừng lại, hành trình đó là trọn đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *