Đạo Cao Đài – Núi Bà Đen Tây Ninh
Cao Dai est une combinaison de confucianisme, de christianisme, de taoïsme et de bouddhisme.
Le caodaïsme est une religion fondée par les Vietnamiens à Tay Ninh, elle présente donc les caractéristiques culturelles des résidents du Sud. Les valeurs culturelles de la religion se cristallisent et se propagent, formant sa propre communauté culturelle ayant une valeur pratique.
Đạo Cao đài là tôn giáo do người Việt Nam sáng lập tại Tây Ninh nên mang đặc điểm văn hoá của cư dân Nam Bộ. Các giá trị văn hóa của đạo được kết tinh, lan tỏa, hình thành cộng đồng văn hóa riêng, có giá trị thiết thực.
Cao Đài là sự kết hợp giữa Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
Tam Thánh Cao Đài
Ba danh nhân trong bức “Tam Thánh ký hòa ước” là những danh nhân nổi tiếng của Việt Nam và thế giới:
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Ông là một danh nhân nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 16, từng đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu, nên dân gian gọi ông là Trạng Trình. Ông nổi tiếng đạo đức và có tài tiên tri, hiệu Bạch Vân cư sĩ, từng mở trường dạy học. Trong “Tam Thánh ký hòa ước”, Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc quan phục Đại Việt, viết chữ Nho, hàm ý đại diện cho Triết học Đông phương.
Victor Hugo (1802-1885). Ông là một nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông đều mang tính cách mạng và đầy tính nhân bản, nổi tiếng như Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris). Trong “Tam Thánh ký hòa ước”, Victor Hugo mặc quan phục Pháp thời cận đại, viết bằng Pháp văn, hàm ý đại diện cho Triết học Tây phương.
Tôn Dật Tiên (1866-1925). Ông là nhà cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ 20. Là người đề ra thuyết Tam Dân, ông có vai trò rất lớn trong việc đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh và kiến lập nền Cộng hòa ở Trung Quốc. Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Trung Sơn Chơn nhơn.
Trong “Tam Thánh ký hòa ước”, Tôn Dật Tiên mặc y phục Trung Hoa đầu thế kỷ 20, mang nghiên mực, hàm ý đại diện cho tri thức tổng hợp của 2 nền triết học Đông – Tây.
Đạo Cao Đài có tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ. Đạo ra đời năm 1926 tại Tây Ninh, do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập, chủ yếu phổ biến ở khu vực miền Nam. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”, nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.
Cao Đài thờ con mắt? Biểu tượng thờ của Đạo Cao Đài là con mắt trái mở sáng tỏa hào quang. Quan niệm đạo Cao Đài là phía dương, người nam.
Nguyên từ buổi đầu Đức Thượng Đế đến mở đạo qua huyền diệu cơ bút, độ dẫn ban đầu một đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Văn Chiêu, chức danh ở đời lúc bấy giờ là quan phủ.
Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được “Đức Cao Đài” trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (chữ Hán: 大道三期普度)[1], có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba.
Tổ chức Giáo hội:
Theo quy định của đạo Cao đài, ở cấp Trung ương sẽ có ba đài, gồm: Bát quái đài (phần vô hình); Hiệp thiên đài và Cửu trùng đài (phần hữu hình).
1) Bát Quái đài (phần vô hình) là nơi thờ phượng của đạo gồm các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật do Lý Thái Bạch (còn gọi là Lý Đại Tiên) thay mặt Thượng Đế làm chưởng quản.
(2) Hiệp Thiên đài vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp. Về mặt lập pháp, thông thường trước khi ban hành những điều về nội dung tôn giáo hoặc liên quan đến xã hội, Hiệp Thiên đài tổ chức cầu cơ hiệp thông với Đấng Thiêng liêng để được chỉ giáo.
(3) Cửu Trùng đài là cơ quan hành pháp gồm có 09 viện: Hộ – Lương- Công, Học – Y – Nông, Hòa – Lại- Lễ. Chức sắc của Cửu Trùng đài chia ra làm 03 ngành gồm: Thái (thuộc Phật), Thượng (thuộc Lão), Ngọc (thuộc Nho); mỗi ngành nắm 03 viện, cụ thể: Ngành Thái nắm ba viện Hộ – Lương- Công; ngành Thượng nắm ba viện Học – Y – Nông; ngành Ngọc nắm 03 viện Hòa – Lại- Lễ
Nữ đầu sư Lâm Hương Thanh: nữ đầu sư đầu tiên, có tượng tạc mặt trước tòa thánh.
Điểm đặc trưng của tín ngưỡng này là chọn lọc và kết hợp giáo lý của những tôn giáo khác, hướng con người tu dưỡng bản thân, tu luyện thiện tính trong đời sống hàng ngày. Và điều này cũng thể hiện qua kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh khi kết hợp phong cách của nhiều tôn giáo trên thế giới.
Kiến trúc thờ tự của đạo Cao đài là sự sáng tạo độc đáo của cư dân Nam Bộ, biểu hiện của sự dung hòa nghệ thuật Đông – Tây, tạo ra sự hài hòa vừa có nét của nhà thờ Công giáo, vữa có nét của chùa Phật giáo.
Cao đài đem lại sự hài hòa, cân bằng về tinh thần “trật tự điều hòa tâm hồn được thành kính, diệt trừ được bản ngã tư tâm, hướng thiện lòng thành kính các đấng thiêng liêng và tiếp tục nhận được nhiều ân điển”. Đạo Cao đài có ban lễ nhạc với các dụng cụ âm nhạc truyền thống, như: đàn cò, đàn kìm, phách, sáo, nhị. Nhờ đó, kế thừa, phát huy và góp phần bảo tồn âm nhạc dân gian Nam Bộ.
Lễ hội sáng tạo trên nền tảng văn hóa dân tộc, với 2 lễ hội: lễ vía Đức Chí Tôn (9-1 Âm lịch) và lễ hội Yến Diêu Trì Cung (15-8 Âm lịch) thu hút hàng trăm ngàn tín đồ tham dự.
Kinh điển, thơ văn của đạo Cao đài đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn ngôn ngữ, giai điệu trong sáng của dân tộc. Báo chí của đạo Cao đài ra đời rất sớm (1928) và có nhiều đóng góp vào hoạt động phổ biến chữ Quốc ngữ, giữ gìn tiếng Việt.
Năm 1948 và 1949 tại Paris, Gabriel Gobron – nhà văn Pháp đồng thời là tín đồ đạo Cao Đài – cho xuất bản hai ấn phẩm về lịch sử đạo Cao Đài là Histoire du caodaïsme và Histoire et philosophie du caodaïsme. Trong hai công trình phẩm này, G. Gobron đã phân tích vai trò của Thần linh học trong việc hình thành và phát triển của đạo Cao Đài. Ông cũng giới thiệu giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội; và nhận định: đạo Cao Đài có giá trị liên kết các phần tử, liên kết những người đang sống của thời hiện tại trong tất cả các địa phương, với những người đã chết của thời quá khứ, và chuẩn bị cho kiếp tái sinh vị lai.
Tòa Thánh Cao Đài
Tòa Thánh gây ấn tượng với chúng ta bởi hai lầu Chuông Trống cao chót vót. Thiết kế lầu Chuông có nét tương đồng với tháp chuông tại những nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Phần giữa của Tòa Thánh Tây Ninh được thiết kế với biểu tượng Đức phật Di Lặc đang an tĩnh ngự trị. Bên cạnh đó, kiến trúc Tòa Thánh cũng gợi chúng ta liên tưởng đến hình tròn của bầu trời và hình vuông của mặt đất như trong lý thuyết vũ trụ của Nho Giáo.
Ngoài ra, Bát Quái Đài của Tòa Thánh Tây Ninh cũng có hình dạng tương đồng với Bát Quái đồ trong Đạo Tiên. Trên nóc của Bát Quái còn chạm khắc hình ba pho tượng phật. Còn kiến trúc bên trong Tòa Thánh thì được xây dựng có nhiều nét tương đồng với Cửu Trùng Đài và 9 cấp bậc từ dưới thấp đi lên cao.
Vì vậy, về cơ bản thì Tòa Thánh Tây Ninh được tạo nên từ sự kết hợp nhiều nét kiến trúc độc đáo đến từ những công trình đặc trưng của các tôn giáo phổ biến trên thế giới. Đây đồng thời cũng là tôn chỉ của Đạo Cao Đài, chính là: Qui nguyên Tam Giáo, Phục Nhứt Ngũ Chi. Có thể hiểu là hành trình tìm về nguồn cội của ba tôn giáo: Khổng Giáo, Đạo Giáo và Phật giáo. Đồng thời cũng thống nhất năm chi nhánh của Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo.
Quá trình xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh không hề tốn chi phí nhân công, tất cả đều được người dân tự nguyện góp sức xây dựng. Thậm chí, họ còn không kết hôn trong thời gian thi công Tòa Thánh vì sợ ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương của công trình. Quá trình xây dựng được Đức Lý Giáo Tông Giáng Cơ theo sát và chỉ đạo người dân, ông cũng lắng nghe góp ý từ mọi người để tạo nên một công trình hoàn hảo nhất. Cứ như vậy, Tòa Thánh được hoàn thành sau 5 năm xây dựng.
Ở trần nhà và những bức tường là các họa tiết chạm khắc vô cùng tinh tế, thể hiện sự tận tâm và tài hoa của những tín đồ đạo Cao đài đã góp phần xây nên công trình này.
Hai hàng cột phía trong Tòa Thánh được chạm trổ những hình rồng, phượng, sử dụng màu sơn rực rỡ, nổi bật. Còn phần nền của công trình thì chia làm 9 cấp, còn được gọi là “cửu phẩm thần tiên”. Mỗi bậc này là biểu tượng cho một cấp phẩm mà con người có thể đạt được.
Ở giữa Tòa Thánh là một quả cầu lớn. Đây là hình tượng đại diện cho vũ trụ bao la và thế giới quan của đạo Cao Đài. Đây cũng là background được rất nhiều bạn check-in khi có dịp đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh. Bên cạnh đó, hình Thiên Nhãn cũng là chi tiết rất đáng chú ý. Thiên Nhãn là một con mắt khổng lồ, chạm khắc tinh xảo, được xem là biểu tượng cho sự minh tuệ và hào quang của đạo Cao Đài.
Khuôn viên bên trong Tòa Thánh còn có Nghinh Phong Đài và Bát Quái Đài. Nghinh Phong Đài là phần nóc phía trước còn Bát Quái Đài là nóc phía sau. Đây là hai chi tiết rất độc đáo của công trình tâm linh nổi tiếng này.
Thiên Nhãn được coi là biểu tượng toàn năng của các giá trị chân – thiện – mỹ.
Trang phục của người theo đạo Cao đài
Gồm có: thường phục, đại phục và tiểu phục. Thường phục là bộ quần áo bà ba trắng, dùng trong sinh hoạt thường ngày như đi đường hay làm công quả. Tiểu phục là trang phục áo dài, quần trắng của chức sắc, tín đồ đạo Cao đài mặc khi hành đạo, làm lễ tại tư gia, nơi thờ tự. Đại phục là trang phục mặc khi hành lễ tại nơi thờ tự. Trang phục màu trắng của đạo Cao đài mang tính triết lý sâu sắc. “Ở đó còn là lấy hình thức bên ngoài để chế phục tham dục bên trong, giữ cội nguồn, không vong bổn” bởi “…màu trắng tượng trưng cho sự sạch sẽ. Người mặc trang phục màu trắng phải cẩn thận giữ gìn kẻo bị vấy bẩn; như nhắc nhở mình hành động, cử chỉ phải cẩn trọng, giữ gìn sự trong sáng tâm hồn”
Các giá trị văn hóa của đạo Cao đài đã được tín đồ phát huy trong quá trình tồn tại và trở thành những chuẩn mực trong đạo đức, lối sống, góp phần hình thành nhân cách con người, tạo dựng giá trị nhân sinh trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ.
Núi Bà Đen
Người xưa kể rằng, Bà Đen là một cô gái chết trong oan khuất. Nhưng dù vậy, nàng vẫn cứu nhân độ thế, được nhiều người kính vọng. Từ đó họ lập đền thờ cho nàng với danh nghĩa Bà Đen.
Núi Bà Đen (986m), ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam, xứng danh “Đệ nhất thiên sơn”, là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh (Đệ nhị thiên sơn là núi Gia Lào)
Sự tích núi Bà Đen theo dân gian kể lại rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương. Nàng là con của ông Lý Thiện – vị quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn. Và mẹ là Đặng Ngọc Phụng – một người gốc Bình Định. Nàng vốn xinh đẹp, con nhà gia giáo nên được nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai tên Lê Sỹ Triệt mồ côi cả cha lẫn mẹ. May được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi cũng tỏ lòng cảm mến nàng.
Một vị quan nọ muốn bắt cóc Thiên Hương về làm thiếp. Ông ta đã sai một thầy võ tên Châu Thiện hành hung nàng trên đường lên núi cúng Phật. Giữa lúc nguy khốn, Lê Sỹ Triệt dũng cảm xông ra bảo vệ nàng. Cảm động trước tầm lòng nghĩa hiệp của chàng, Thiên Hương đã về thuật lại với cha mẹ và được cha mẹ đồng ý gả cho Lê Sỹ Triệt. Tuy nhiên hai người chưa kịp lấy nhau thì Lê Sỹ Triệt phải ra tòng quân. Thiên Hương hứa ở nhà giữ trọn danh tiết chờ chồng. Ngày nọ, nàng lại lên núi lễ Phật và thăm dưỡng phụ của chồng là nhà sư Trí Tân thì bị bọn Châu Thiện vây bắt, toan làm nhục. Thiên Hương chạy cùng đường thì nhào xuống khe núi tử tiết.
3 lần báo mộng của Bà Đen
Lần đầu tiên
Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho vị sư Trí Tân, trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa kể lại sự tình:
– Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.
Vị hòa thượng theo lời báo mộng lên núi tìm thấy xác Thiên Hương, đem về chôn cất đàng hoàng. Vì người phụ nữ báo mộng rất đen đúa nên vị sư gọi là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.
Lần thứ hai
Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay. Nghe tin đồn sự tích núi Bà Đen linh thiêng, Nguyễn Ánh liền sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách thoát nạn. Thiên Hương báo mộng mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho.
Lần thứ ba
Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Vị quan quyết chí tìm hiểu sự thực và hứa sẽ dâng sớ với vua phong chức cho cô gái họ Lý này nếu cô hiển linh.
Một hôm, nàng Thiên Hương nhập vào xác một cô gái để trò chuyện với Quốc công:
– Hồn của thượng quan sau này sẽ được hóa thần nhờ tài đức, tuy nhiên phần xác sẽ bị hành hạ không vẹn toàn.
Vị quan thanh liêm đáp lời:
– Bổn chức không hỏi tương lai của mình, mà chỉ muốn biết căn nguyên nỗi oan của nàng.
Cô gái rưng rưng nước mắt kể lại cái chết oan khiên. Theo đó do chưa chung sống với chồng, nàng đã được trở thành tiên thánh. Và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế. Dứt lời cô gái bất tỉnh, mãi lâu sau mới dậy.
Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngụ ở núi Một Cột. Từ đó núi thay tên là núi Bà Đen.
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, những người phụ nữ chết oan thường rất thiêng. Sự tích núi Bà Đen với 3 lần báo mộng hiển linh như tiếng lành đồn xa, đã thu hút dân chúng thập phương về Tây Ninh cúng bái, cầu tài cầu lộc.
Ngoài câu chuyện báo mộng, sự tích núi Bà Đen Tây Ninh còn trở nên li kì hơn nhờ nhiều chứng tích linh thiêng xung quanh: hang Hàm Rồng thờ “cậu Bảy” thần núi của người hành hương; dấu chân Ông Khổng Lồ trên đường lên chùa Bà đến khu vực Tháp Tổ; “Suối Vàng” – con suối kì lạ chảy trên núi luôn óng ánh cát vàng; tảng đá nứt đôi sau khi được nhà sư tụng kinh cho;…
——————————————————————————————-
[ Book a tour – Reservez une visite – Đặt 1 chuyến tham quan ]
=============================================
Tour au Sud
Đà Lạt thành phố mộng mơ – Ville de rêve, de fleurs et de brume
Núi Bà Đen Tây Ninh – Cao Đài
Cần Giờ
Lâm Đồng
Buôn Ma Thuột
Nha Trang
Phan Thiết
====================================================================
Tour Mekong
Miền Tây 4 ngày – Mekong 4 jour
Mekong Delta – miền tây 1 ngày
Chợ nổi miền Tây – floating market
Sa Đéc, vườn Tràm, mùa sen – Đồng Tháp
Miền Tây mùa nước nổi – Mekong La saison des inondations
Tour Sai Gon
Tour du lịch Sài Gòn với dân địa phương – Tour Saigon local
Chung cư 42 Nguyễn Huệ Sài Gòn – boutique vintage à Sai Gon