Châu Á,  Đi

Mekong Delta – miền tây 1 ngày

Từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, dọc theo sông Tiền Giang, không khí trong lành, rời khỏi không khí ồn ào nơi phố thị….

Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều tỉnh khác nhau và thống trị cực nam của Việt Nam. Khi sông Mê Kông chảy về phía đại dương, nó chia thành các con sông nhỏ hơn tạo thành một mạng lưới khắp khu vực có khả năng duy trì những cánh đồng lúa tươi tốt và các đồn điền trái cây, cũng như tổ chức các chợ nổi truyền thống và tạo ra những khu rừng nổi mang tính biểu tượng.

Ở lại bao lâu – Bạn có thể khám phá Đồng bằng sông Cửu Long bằng một số chuyến đi nhỏ 2-3 ngày, nhưng tôi khuyên bạn nên dành cả tuần hoặc hơn ở đây để trải nghiệm tất cả.

Thời gian tốt nhất trong năm – Tháng 11 đến tháng 3 là mùa khô, đây có thể là thời điểm hấp dẫn để ghé thăm do thời tiết ổn định. Tuy nhiên, một chuyến đi trong những tháng hè ẩm ướt hơn sẽ được đền đáp bằng những khu rừng nổi đầy nước, cây xanh tươi tốt và trái cây chín, theo tôi, đây là thời điểm tốt hơn trong năm để ghé thăm đồng bằng sông Cửu Long.

Di chuyển: Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến Tiền Giang là gần 70km, xe khách thì sẽ khoảng 2 tiếng 30 với giá vé xe khách Hồ Chí Minh đi Tiền Giang khoảng 200.000 VND/ vé / chiều.

MEKONG DELTA 01 DAY - Soha Travel

4 Cù Lao

Đến bến cảng du thuyền, đi qua bốn cù lao Long, Lân, Qui, Phụng. Thuyền chạy dọc theo bè cá nổi, ngắm nhìn cầu Rạch Miễu.

Đến cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, nơi tản bộ trên con đường làng, tham quan nhà dân và vườn cây ăn trái, thưởng thức các loại trái cây theo mùa và nghe đàn ca tài tử Nam Bộ. Đến tham quan trại nuôi ong mật, thưởng thức trà mật ong chanh rất tốt cho sức khỏe, tham quan trại nuôi trăn và có thể chụp hình cùng trăn.

Sau đó, xuồng chèo sẽ đưa du khách len lỏi vào các rạch nhỏ ngắm nhìn 2 hàng dừa nước thiên nhiên, một loại cây đặc trưng nơi đây và ngắm phong cảnh đơn sơ của miệt vườn.

Chúng ta trở ra thuyền lớn, thuyền chạy xuôi theo dòng Sông Tiền, thuyền sẽ đưa quý khách đến tỉnh Bến Tre. Tour du lịch sẽ được tham quan lò làm kẹo dừa, có thể tự tay mình làm ra những viên kẹo dừa qua các khâu như tách dừa, nạo dừa, trộn dừa, cắt và gói thành viên.

Bạn có thể thuê xe đạp chạy trên những con đường làng, hòa mình cùng với cuộc sống dân dã của người dân địa phương, tận hưởng cảnh đẹp cùng với không khí trong lành của vùng đất xứ dừa nổi tiếng…

Cồn Phụng và Đạo Dừa

Di chuyển đến Cồn Phụng: Di chuyển đến đây nếu đi bằng xe thì thường chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ, từ Bến xe Miền Tây đi xe khách về Bến Tre, giá vé thường dao động từ 60.000 – 70.000 VND. Hoặc đi thuyền bè từ các Cù Lao khác qua, hoặc tự đi xe máy.

Khu di tích Đạo Dừa Bến Tre
Khu di tích Đạo Dừa chắc chắn là địa điểm bạn sẽ muốn ghé thăm đầu tiên. Nơi đây có diện tích 1.500m2, hiện lưu giữ nhiều giá trị văn hoá tín ngưỡng của người dân địa phương. Dù đã trải qua 50 năm xây dựng nhưng khu di tích vẫn giữ nguyên được nét đẹp của mình. Một trong những kiến trúc độc đáo tại đây chính là khu vực 9 trụ cột được điêu khắc với 9 con rồng cực kỳ uy nghiêm.

Sự ra đời của đạo Dừa

Giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành Nam được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, nhiều quyền thế. Cha là ông Nguyễn Thành Trúc-là một cựu cai tổng thời Pháp thuộc từ những năm 1940 đến năm 1944, cai tổng có tới ba người vợ và Nguyễn Thành Nam là con của người vợ cả. Vì thế ông được thừa hưởng rất nhiều quyền lợi, còn được tạo điều kiện để đi sang Pháp du học. Vào năm 1945, sau khi khởi nghiệp xà bông thất bại không cạnh tranh được với xà bông cô Ba Trà, ông quy y cầu đạo với Hòa thượng Thích Hồng Tôi ở chùa An Sơn- núi Tượng thuộc vùng bảy núi, Châu Đốc, An Giang.

“25 năm bần đạo không uống nước sống, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía”. Thậm chí ông còn dùng nước dừa để rữa hoa quả ăn, “Đài bát quái” mà Cậu Hai dựng đầu tiên cao 14 mét ở xã Phước Thạnh cũng toàn bằng dừa. Người đời thường gọi “Đạo Dừa” từ thuở đó. Sau thời gian tu tập trên núi, ông trở về và bắt đầu truyền bá cách hành đạo của mình.

Ông còn mua cả xà lan loại nhỏ, hai tàu chở khách để thuận tiện cho việc hành đạo cũng như đưa rước các tín đồ. Vì biến động của thời cuộc, vào năm 1963, Cậu Hai dời toàn bộ cơ sở về mũi phía đông Cồn Phụng (thuộc xã Tân Thạch-Châu Thành) gần bến phà Rạch Miễu cũ. Tại đây ông cho xây dựng chùa Nam Quốc Phật – có cả Cửu Đỉnh, sân Rồng, phi thuyền Apollo, bản đồ hình chữ S, Tháp Chuông Hòa Bình, khu vực Thất Sơn…Ông còn mua thêm xà lan lớn 3 tầng, trên đó có cả tháp đài, nhà khách, vườn hoa…Và từ đây, Giáo chủ Nguyễn Thành Nam bắt đầu những tháng ngày truyền bá tư tưởng đạo pháp của mình.

Giáo chủ Nguyễn Thành Nam-người tự cho mình là đấng tái sinh của vua Minh Mạng, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, là Thiên Nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, ở giáo phái của ông đó chính là sự tổng hòa của nhiều tôn giáo: từ Nho, Phật, Lão cho đến Ki tô giáo. Ngay cả câu niệm của Đạo Dừa cũng thể hiện một sự kết tinh rất đặc biệt đó là: “Nam vô Phật Chúa cứu khổ cứu nạn Amen”. Cậu Hai khuyến khích các tín đồ mỗi ngày bỏ ra 5 phút cầu nguyện để cho thế giới được hòa bình. Để chứng minh cho chân lý của mình là đúng, ông đã thử nghiệm bằng cách cho mèo và chuột sống chung trong một lồng, từ đó ngụ ý với mọi người rằng hai kẻ thù không đội trời chung như mèo và chuột vẫn có thể chung sống hòa bình với nhau. Giáo chủ Đạo Dừa còn cho tín đồ của mình chia thành hai phe Việt Cộng và lính Ngụy, hai bên chém giết lẫn nhau thế nhưng khi Cậu Hai từ từ trên đài tháp xuống thì tất cả lập tức buông vũ khí hòa giản. Cũng từ cách nghỉ đó, ông Đạo Dừa còn đi đến một quyết định lớn lao hơn đó là ứng cử Tổng thống miền Nam vào năm 1971.

Vĩnh Tràng – ngôi chùa cổ nhất ở Nam Bộ

Ngôi chùa lớn và có kiến trúc đặc biệt nhất vùng châu thổ sông Mê Kông, được kết hợp bởi nền văn hóa Việt và Khơ Me cùng với lối kiến trúc Tây Âu độc đáo.

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trung Trực, Ấp Mỹ An, Xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những địa danh du lịch không thể bỏ lỡ khi đến với Tiền Giang. Chùa được dựng nên bởi ông Bùi Công Đạt – một vị quan dưới triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19 dưới sự trụ trì của Hòa thượng Huệ Đăng và cho đến năm 1984 thì nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc với 4 gian lần lượt nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.

Tổng khuôn viên chùa rộng 20.000m2 với lối kiến trúc vô cùng độc đáo và không kém phần nguy nga, tráng lệ. Được lấy cảm hứng từ sự giao thoa của kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây. Trong đó có thể kể đến các nước Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm nhưng chủ yếu vẫn mang trong mình vẻ đẹp của kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam kỳ công và tinh xảo.

Ở đây có nhiều bức tượng lớn khổng lồ là tượng Phật Di Lặc “Phật cười”, “quan âm ngủ”, quan âm Bồ Tát…

[ Book a tour – Reservez une visite – Đặt 1 chuyến tham quan ]

Sài Gòn những mùa nắng Sai Gon au soleil

24h Sai Gon

Tour du lịch Sài Gòn với dân địa phương – Tour Saigon local

Chung cư 42 Nguyễn Huệ Sài Gòn – boutique vintage à Sai Gon

Sài Gòn về đêm đi đâu – Où aller à Saigon le soir ?

Quận người Hoa Sài Gòn – Quartier chinois

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *