Châu Á,  Đi

Chợ nổi miền Tây – floating market

Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, trước khi xuất hiện các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng). Chợ ra đời là do nhu cầu thiết yếu của con người khi cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa hình sông nước, cũng như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) hay chợ nổi Long Xuyên (An Giang)…

Di chuyển: Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến Tiền Giang là gần 70km, xe khách thì sẽ khoảng 2 tiếng 30 với giá vé xe khách Hồ Chí Minh đi Tiền Giang khoảng 200.000 VND/ vé / chiều.

Lý giải cho tên gọi “Cái Răng” thì người dân tại Cần Thơ kể theo một truyền thuyết như sau. Theo đó, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, lập ấp. Truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Từ đó mà khi chợ nổi hình thành lên, người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ nổi.

Tuy nhiên theo một số tài liệu nghiên cứu thì tên gọi Cái Răng là có nguồn gốc từ chữ của người Khmer là “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này. Do từ khó đọc mà lâu dần, người Việt đã phát âm của chữ “karan” thành chữ “cà ràng” rồi Cái Răng.

Thời gian đi chợ nổi

Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khi trời còn giăng sương lờ mờ mặt sông, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngả sông đã rộn ràng kéo về Chợ nổi, thường bắt đầu hoạt động từ 5h30 đến 9h sáng. Các hoạt động mua bán diễn ra sôi động nhất trong khoảng 2 tiếng buổi sáng trước khi nắng lên. Vì thế bạn hãy sắp xếp thời gian, dậy thật sớm để có thể ngắm bình minh trên chợ nổi, quan sát những hoạt động buôn bán tấp nập tại đây.

Bạn sẽ phải choáng ngợp trước cảnh hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông cùng với những hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp tươi vui mang đậm phong vị miền Tây.

Thường đón tàu ở bến Ninh Kiều. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì bạn có thể lựa chọn di chuyển từ chợ An Bình để đến được chợ nổi Cái Răng. Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng tự túc thì tại đây bạn lựa chọn thuê thuyền hoặc mua vé, thuê thuyền thì phù hợp với các đoàn đi số lượng đông người, còn khách cá nhân thì mua vé ghép thuyền để tiết kiệm hơn. Các thuyền dịch vụ này sẽ có hành trình cố định, bao gồm đưa bạn đi tham quan chợ nổi, ghé khu ẩm thực ăn sáng, đi dọc theo sông Hậu…

Chợ Nổi có gì

Các thuyền đều to, chất đầy các sản phẩm như khoai tây, mít, dứa và bí ngô, chợ nổi Cần Thơ chủ yếu là nơi buôn bán của người bán buôn chứ không phải người dân địa phương mua sắm.

Phần lớn các thuyền chuyên về một hoặc hai loại sản phẩm, có lẽ là từ trang trại cá nhân của họ, trong khi những thuyền khác tự hào có đủ loại mặt hàng để lựa chọn

Để khách hàng ở xa có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người bán treo sản vật đó lên mũi thuyền được gọi là “cây bẹo”. Hình thức “bẹo hàng” này là một nét văn hóa giao thương độc đáo mà chỉ có chợ nổi mới có – một cách quảng cáo sản phẩm không ồn ào, vội vã nhưng lại mang đến cho du khách cũng như khách hàng những điều thú vị riêng. Đó là thanh tre cao phía trên mỗi chiếc thuyền với nông sản treo trên đó và so sánh chúng với biển hiệu của cửa hàng – báo hiệu cho người mua biết thuyền bán gì.

Hàng hóa ở chợ nổi rất đa dạng hầu như không thiếu bất cứ mặt hàng, sản phẩm chính là các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn có hàng thủ công, hàng nhu yếu phẩm cho đến dịch vụ đồ ăn, thức uống, cà phê… Chợ họp trên sông, nên muốn mua hàng và tham quan du khách phải ngồi trên những chiếc xuồng. Đến chợ quý khách vừa được thả hồn tận hưởng những làn gió mát dịu vừa thưởng thức đủ loại trái cây, các món ăn dân dã mang đậm chất Nam bộ như bánh tét, bánh cam, bánh ít, bánh canh, các món bún riêu, bún mắm… Và mặc dù là buôn bán trên sông nhưng các loại nguyên liệu vẫn được chuẩn bị đa dạng và đầy đủ không kém như ở trên bờ. Thực đơn đồ uống cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè…với giá cả hết sức bình dân.

Do tính chất là chợ nổi và mọi hoạt động đều diễn ra trên thuyền, trên sông nước nên mọi vật dụng đều được đơn giản hóa một cách tối đa. Ăn ở đây thì bạn không có ghế, không có bàn đâu mà đôi khi chỉ đơn giản là một thanh gỗ dài bắc ngang qua 2 mép thuyền, ghe là đã có ngay chiếc bàn lý tưởng để thưởng thức món ăn.

Ngồi chòng chành trên ghe, giữa mênh mông sông nước, ăn tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay bánh canh sóng sánh, cùng ly cà phê ngọt đắng sẽ là những trải nghiệm khiến bạn khó quên.

Dạo quanh chợ, bạn sẽ thấy nhiều ghe chất đầy trái cây hấp dẫn như xoài, sầu riêng, dưa hấu, dứa, măng cụt… xuôi ngược trên dòng sông. Đừng quên mua một ít trái cây đặc trưng vùng sông nước về làm quà, bạn nhé.

Chợ nổi mùa lễ hội

Lễ hội chợ nổi Cái Răng được tổ chức định kỳ hàng năm vào đầu tháng 7, nhân kỷ niệm ngày hội du lịch. Lễ hội thường tổ chức vào dịp cuối tuần nên thường khá đông đúc và thu hút lượng lớn khách du lịch. 

Lễ hội chợ nổi Cái Răng sẽ bao gồm các tiết mục chính như văn nghệ, các gian hàng truyền thống, hội chợ, triển lãm sách và ảnh du lịch Cần Thơ… Bạn sẽ có cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa chợ nổi cũng như đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng tự túc mùa lễ hội rất đông đúc nên bạn cần lưu ý bảo quản tài sản cá nhân, tránh để kẻ xấu lợi dụng.

Nghề làm bún ở Cần Thơ

Cơ sở sản xuất bún được mệnh danh là nhà bún Sáu Hoài và tự hào có phương pháp làm bún truyền thống 40 năm tuổi. Gia đình chỉ cho chúng tôi quy trình, từ trộn bột gạo vào bột đến hấp hỗn hợp thành bánh tráng tròn rồi xé những viên khô thành sợi bún mà chúng tôi vừa ăn sáng hủ tiếu.

Đầu tiên hấp bánh tráng rồi đem phơi khô, sau đó xé sợi mì. Trấu được sử dụng để làm bánh tráng, một ví dụ khác về từng bộ phận của sản phẩm đều được sử dụng. Các màu sắc khác nhau của sợi mì được tạo ra bằng cách trộn vào nước ép từ các loại trái cây và hoa khác nhau, chẳng hạn như thanh long (hồng), lá dứa (xanh lá cây) và hoa đậu biếc (xanh dương).

Nhà thờ Cái Bè và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè nằm ngay phía trước nhà thờ Cái Bè với các hoạt động thường nhật luôn rộn rã. Cái Bè là một chợ nổi rất nổi tiếng ở miền tây Nam Bô, nơi giao thương buôn bán mang sắc thái rất riêng của đồng bằng Sông Cửu Long.

Nhà thờ Cái Bè được xây dựng năm 1929 đến 1932 bởi bà con giáo dân và linh mục Adolphe Keller người Đức hay còn gọi là cha Lê, người phục vụ giáo xứ từ năm 1913 đến năm 1946. Mặt ngoài nhà thờ được trang trí cầu kỳ với nhiều chi tiết đắp nổi rất ấn tượng. Các cửa là những ô cửa vòm mang đậm dấu ấn của kiến trúc Roman của Châu âu. Diềm mái và hoa văn của mái che trên các cửa chính cửa phụ được tạo tác chau chuốt tỉ mỉ và công phu mang tính thẩm mĩ rất cao. Điển hình, ngay mặt trước của nhà thờ là hai cửa phụ có hoa văn đắp nổi hình giàn nho với chùm nho và lá nho lạ mắt hiếm thấy ở các nơi khác

Theo thời gian và nhu cầu sinh hoạt, trong khuôn viên nhà thờ đã xây dựng thêm các công trình như Nhà Xứ, Nhà Nhiệm sở quý dì, Núi đức mẹ Lộ Đức, đồi Golgota, quảng trường thánh Giuse, Hội trường Thánh Gia…. Nhà thờ xây bằng bê tông cốt thép đúc đá sạn với mặt bằng hình thánh giá. Chiều dài là 55m, rộng 16m với một lòng chính hai lòng phụ. Chiều cao mái chính là 14m, cánh thánh giá rộng 26m rất cân đối với phần thân. Nhìn từ trên cao xuống dễ thấy nổi bật giữa một vùng cây trái xanh rờn là mái ngói đỏ sẫm của nhà thờ như một dấu chữ thập in đậm.

Ảnh: Traveloka

Nhà cổ

Ngoài các loại hình du lịch miệt vườn, đi chợ nổi thì tại Tiền Giang còn có trải nghiệm ghé thăm các nhà cổ lâu đời có tuổi đời lên đến 200 năm tại khu vực dân cư nơi đây cũng hấp dẫn không kém. Trong danh sách các nhà cổ Tiền Giang như Nhà Đốc phủ Hải, Nhà cổ Ba Đức, Dinh tỉnh trưởng Gò Công hay Nhà Bạch công tử, Nhà cổ Ông Kiệt.

Nhà Bạch công tử

62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang.

Gia thế lẫy lừng của Bạch công tử

Tương truyền, thuở sinh thời, ông Lê Công Phước – con trai thứ 4 của Đốc phủ Lê Công Sủng nức tiếng gần xa là “ông hoàng ăn chơi” của Nam kỳ lục tỉnh thời kỳ đầu thế kỷ 20. Cái tên “Bạch công tử” mà người đời đặt cho ông Phước là để phân biệt ông với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy, hay còn gọi là Công tử Bạc Liêu.

Người xưa kể lại rằng, Bạch công tử là người có dáng dấp thư sinh, nước da trắng trẻo và phong thái đĩnh đạc, ung dung. Ông sống trong nhung lụa và được chiều chuộng từ nhỏ. Trong một lần Đốc phủ sang Pháp dự hội chợ, ông đã đưa Bạch công tử tới đây với hy vọng con mình có thể tiếp thu kiến thức và văn minh phương Tây, làm rạng danh gia đình.

Năm 1909, ông Phước đi du học tại Pháp, lấy tên là George Phước. Điều khiến Đốc phủ Lê Sủng Công chẳng thể ngờ là chuyến hành trình này lại khởi nguồn cho thời kỳ ăn chơi quên lối về của cậu con trai. George đến trời Tây như “cá gặp nước”, rất “sính” ngoại. Khi quay về quê nhà, Bạch công tử đã cho xây dựng ngôi nhà của mình theo lối kiến trúc sang trọng chỉ có tại những gia đình vọng tộc trời Âu lúc bấy giờ.

Là người đam mê cải lương, năm 1926, Bạch công tử hùn vốn với Nguyễn Ngọc Cương (hay còn được biết đến là thân phụ của nghệ sĩ Kim Cương) để lập gánh hát Phước Cương. Đây chính là gánh hát có quy mô tầm cỡ nhất Nam Kỳ thời gian này, quy tụ nhiều đào kép vang danh như Năm Phỉ, Tám Danh, Tám Mẹo… Tuy nhiên, gánh hát tồn tại được 1 năm thì tan rã.

Đến giai đoạn năm 1929, Bạch công tử cho dựng rạp cải lương, thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ. Là rạp hát thay thế Phước Cương, gánh có nhiều đào kép nổi tiếng như Phùng Há, Ba Vân, Tám Du, Năm Phỉ, Năm Thiện, Năm Kiệt, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne… Trong đó, cô đào danh tiếng Phùng Há là vợ của Bạch công tử. Rạp hát được xây sát ngôi nhà của ông.

Cũng được một thời gian thì rạp hát suy tàn, bị thua lỗ đến mức phải bán thanh lý cho người ta. Bạch công tử cũng dần khánh kiệt, nhiều tài sản bao gồm căn nhà phải mang bán trả nợ. Bản thân ông lao vào con đường nghiện ngập đến lúc qua đời. Những giây phút cuối cùng, Bạch công tử không còn chút tài sản nào.

Nhà cổ Ông Kiệt

Địa chỉ: Số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Giờ mở cửa: 6h00 – 19h00

Giá vé tham khảo: 50.000 VND – 300.000 VND

Đây là ngôi nhà đầu tiên của dòng họ Trần khi di cư vào Tiền Giang. Thuộc quyền sở hữu của ông Trần Tuấn Kiệt, căn nhà được mệnh danh là “Cửu đại mỹ gia” Việt Nam. Đến năm 2011, sau khi ông Kiệt qua đời, ngôi nhà cổ 180 tuổi đã trải qua 5 đời này được bà Lê Thị Chính – vợ ông Kiệt coi sóc và gìn giữ.

Nhà cổ Ông Kiệt đều là gỗ quý. “Toàn bộ số lượng gỗ làm nhà này đều được nhập về từ Campuchia, vừa kết hợp vận chuyển bằng đường sông, sử dụng ghe, thuyền…, vừa kết bè gỗ thả trôi theo dòng nước. Ông cố nội là người gốc Huế, do loạn lạc nên di cư vào đây. Khi mới vào, ông mua một căn nhà gỗ nhỏ, ở đến đời ông nội mới làm thêm căn nhà gỗ lớn như bây giờ.”

Rất nhiều gia đình trong làng Đông Hòa Hiệp có gốc gác là con cháu thợ làm nhà ngày trước. Do toàn bộ thợ xây Nhà cổ Ông Kiệt đều được tuyển từ miền ngoài vào, mà thời gian làm nhà lại rất lâu, thế nên họ đã mang cả gia đình, vợ con theo vào đây. Có nhà khi đến, con còn nhỏ xíu. Lớn lên lập gia đình rồi ngôi nhà vẫn chưa xong.

“Cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp) tại Việt Nam, nhìn từ bên ngoài, Nhà cổ Ông Kiệt như bao căn nhà cổ khác lại làng Đông Hòa Hiệp nằm lọt thỏm trong khu vườn rộng mênh mông, xanh tốt. Bước vào khuôn viên, chúng ta có thể bắt gặp khoảng sân rộng – nơi đặt bàn đá, ghế, võng… dưới bóng cây to.

Được xây dựng vào khoảng năm 1838 nên ngôi nhà sở hữu lối kiến trúc kiểu chữ Đinh với 3 gian, 2 chái. Tổng diện tích Nhà cổ Ông Kiệt lên đến gần 1000 m2. Chống đỡ nhà có 108 cây cột, toàn bộ đều được làm từ các loại vật liệu gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai, giáng hương, căm xe… Trang trí trên các bộ kèo, cột, xiên và vách của ngôi nhà là các hoa văn được chạm khắc công phu. Đây là một trong những nét đẹp đặc trưng của phong cách kiến trúc tại vùng đất Nam Bộ.

Nhà cổ Bình Thụy

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thuộc sở hữu của gia tộc họ Dương, từng là bối cảnh của rất nhiều bộ phim nổi tiếng như: Người tình (1992), Những nẻo đường phù sa (1995), Người đẹp Tây Đô (1996), Nợ đời (2004), Công tử Bạc Liêu, Dòng sông hoa trắng, Bão U Minh, Nợ đời, Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu… Đây là những thước phim kinh điển được quay tại nhà cổ Bình Thủy, lột tả những giá trị văn hóa đặc sắc của xã hội nước ta thời điểm đó và làm say đắm biết bao biết bao trái tim của người con đất Việt bởi cái tình, nét đằm thắm, phóng khoáng đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Đặc biệt nổi bật trong số đó phải kể đến tác phẩm điện ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới “Người tình” (The lover – năm 1992) của đạo diễn gạo cội Jean Jacques Annaud (Pháp) với sự tham gia diễn xuất của Lương Gia Huy và Jane March. Thật may mắn vì mình đã có cơ hội xem bộ phim này.

Cơ duyên là do ngày đó trong lúc mình tìm hiểu những địa điểm du lịch tại Đồng Tháp thì được biết bộ phim này dựa trên câu chuyện có thật về mối tình không biên giới của một công tử họ Huỳnh – con trai một thương gia giàu có ở Sa Đéc (nay được gọi là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê) với một nữ nhà văn người Pháp. Bộ phim đã danh giá trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh thế giới. 

Vì ngôi nhà cổ này là di sản thuộc sở hữu tư nhân của gia tộc họ Dương. Đây có thể xem như tiền xin phép gia chủ vào tham quan ngôi nhà và thời gian tham quan không giới hạn, giá vé 30k 1 người.

Bước qua cổng chính, vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp một cổng tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc người Hoa. Cổng tam quan chếch về hướng bên phải có 4 cột trụ lớn, 2 trụ xi măng và 2 trụ gỗ.

Hệ thống xà của cổng tam quan được làm bằng gỗ, có mái lợp ngói men xanh phía trên. Trên cùng còn trang trí nhiều hình thù sống động như: kỳ lân, cá vàng, hoa lá. Đặc biệt, tại đây có gắn hai bảng hiệu lớn: một bảng tiếng Hoa là “Phước An Hiệu” và một bảng tiếng Việt là “Phủ thờ họ Dương”.

Từ bên ngoài nhìn vào, nhà cổ Bình Thủy được xây dựng trên 1 nền móng khá cao ráo. Bạn có biết lý do vì sao không? Sở dĩ ngôi nhà này được thiết kế cao hơn những ngôi nhà bình thường khác là để phòng tránh việc ngập nước ở vùng đất miền Tây xưa đó.

Một điều thú vị nữa là trong quá trình xây gian nhà chính, chủ nhân họ Dương đã cho lót một lớp muối hạt dày chừng 10cm dưới nền gạch bông. Đây là kinh nghiệm dân gian được người dân Nam Bộ thường xuyên áp dụng trong việc xây nhà bởi việc lót muối dưới nền nhà nhằm mục đích vừa xua đuổi côn trùng mang sự thông thoáng ngôi nhà vừa tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.

Thế mới thấy câu nói “đi nhiều, biết nhiều” quả thực không sai. Có những điều, những việc nếu chỉ nhìn bằng mắt thì không thể biết hết được những ẩn ý và sự kỳ diệu sâu xa bên trong đó.

Kiến trúc nhà cổ Bình Thủy mang đậm dấu ấn Đông – Tây kết hợp. Đây là ngôi nhà phá vỡ quy tắc 3 gian truyền thống quen thuộc ở miền Tây với diện tích 6.000m2, được thiết kế chia thành 5 gian.

Nền gạch trầm đục trong ngôi nhà đều được nhập khẩu từ Pháp về. Nhà trước, nhà giữa và nhà sau được xây dựng liên tiếp và ngăn cách bởi những cửa vòm bằng gỗ điêu khắc tinh tế.

Trong nhà chứa đựng nhiều đồ vật cổ được bài trí và sắp xếp vô cùng cân xứng. Phòng khách theo phong cách châu Âu cổ điển với bộ salon đời Louis 15 của Pháp, đèn chùm cổ điển bằng bạch đằng…

Những không gian khác mang phong cách Việt cổ vô cùng xa hoa gồm: bộ chén rượu từ đời Minh Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, bình ngọc men xanh cao tận 1,2m, hay bộ tách trà bằng sứ vô cùng xa hoa… Tất cả đã tạo nên một gia tộc thịnh vượng thời bấy giờ khiến bao người ao ước.

Một điều đặc biệt khiến mình thêm khâm phục và cảm mến chủ nhân nhà cổ Bình Thủy đó là tuy ngôi nhà có pha trộn văn hóa Đông – Tây nhưng nơi thờ tự trong nhà vẫn được thuần Việt. Điều này cho thấy sự tinh tế và thẩm mỹ của ông chủ họ Dương: tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ được cái hồn của dân tộc.

Không chỉ có nhà cổ Bình Thủy mà hầu hết các nhà cổ nổi tiếng tại miền Tây như: nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay nhà công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu)… đều gắn liền với những câu chuyện vô cùng ly kỳ và hấp dẫn.

Câu chuyện:

  • Xây nhà phong thủy

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà có bề dày trăm năm lịch sử này, có một truyền thuyết ly kỳ được người đời truyền tụng cho đến ngày nay đó là giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa hay còn gọi là ông Lỗ Ban.

Theo lời đồn đại lúc bấy giờ, gia tộc họ Dương từ khi xây dựng ngôi nhà này đột nhiên làm ăn phất lên “như diều gặp gió” nguyên do là vì có một lá bùa Lỗ Ban phong thủy được yểm đâu đó ngay trong ngôi nhà.

Trong buổi giao kèo với thầy Ba Nghĩa, ông Dương Chấn Kỷ có đưa ra một điều kiện, mà về phía thầy Ba Nghĩa thì đó là điều kiện khó tuân: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”. Thấy vậy thầy Ba Nghĩa mới trầm ngâm: “Làm nhà đẹp cho ông không khó nhưng ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

Sau đó, ông Chấn Kỷ phẩy tay rồi nói: “Đừng lo, tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”. Mặc dù, tính thực hư của hợp đồng này vẫn còn chưa được chứng thực nhưng việc gia tộc họ Dương phất lên một cách nhanh chóng là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy rõ.

  • Cổ vật vô giá “cặp ngà voi dài nhất Việt Nam” tại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Theo những người dân nơi đây cho biết, ngoài những cổ vật vô giá như mình đã kể ra trong mục 4.1 , nhà cổ Bình Thủy còn có cặp ngà voi được nhận định là dài nhất Việt Nam với xuất thân và số phận long đong ly kỳ.

Cặp ngà voi trên được ông Dương Chấn Kỷ mua tại Sài Gòn để “dằn mặt” sự khinh khi của chủ hàng người Pháp. Ông kể, trong một dịp lên Sài Gòn xem mấy chành lúa, đi ngang qua đường Catinat (đường Đồng Khởi bây giờ), ông Kỷ ghé xem gian hàng bán tiêu bản thú vật của một tay chủ tiệm, thợ săn người Pháp.

Thấy ông già mặc đồ bà ba trông có vẻ nhà quê, đứng mân mê cặp ngà voi, người này nạt lớn: “Nè ông già. Đây không phải là chỗ chơi của ông đâu. Lỡ tay làm trầy xước nó thì bán cả gia sản, ông cũng không đủ tiền đền cho tôi đâu”. Lúc này, ông Kỷ thủng thỉnh hỏi lại: “Cỡ bao nhiêu mà dữ vậy chú em? Nói qua nghe thử coi?”.

Sau đó, ông đã đặt cọc một số tiền lớn rồi lái xe về Cần Thơ và trở lên 4.000 đồng bạc trắng “con cò” (tiền Đông Dương) mua đứt cặp ngà trên. Được biết, sau này, nghe cụ Kỷ mua đứt cặp ngà khổng lồ, gia đình công tử Bạc Liêu cũng đích thân cho người lên Cần Thơ đánh tiếng mua lại với giá gấp đôi nhưng ông cụ Dương nhất quyết không bán.

  • Câu chuyện đằng sau 7 bộ ghế đá tại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Vào năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà nước lâm thời lúc bấy giờ phát động toàn dân kháng chiến. Vào tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đụng độ quân Pháp, Nam Bộ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt.

Theo lời kể lại thì lúc bấy giờ quân ta phục kích tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp nhưng cũng hy sinh hết 7 chiến sĩ cách mạng. Để tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh anh dũng của 7 người chiến sĩ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Ngày nay, nếu đến tham quan nhà cổ Bình Thủy, bạn có thể nhìn thấy bảy bộ ghế đá này ở góc trái khoảng sân trước nhà đó.

Ví dụ lịch trình tour chợ Nổi Cái Răng

Hành trình & Giới thiệu
05h-7h đón khách Sài Gòn và Bến Ninh Kiều
07:00Chợ Nổi Cái Răng – Một trong những chợ nổi lớn nhất Đồng Bằng sông Cửu Long, là nét văn hóa mua bán trên sông đặc thù của người Nam Bộ với đủ các loại trái cây, đặc sản của vùng sông nước Miền Tây.
07:30Hủ tiếu Pizza, lò hủ tiếu: quy trình sản xuất hủ tiếu, thưởng thức món ngon Hủ Tiếu Pizza (Hủ tiếu chiên giòn) được chế biến cực kỳ công phu, ngon và hấp dẫn.
08:30Vườn Trái Cây: vườn trái cây đặc trưng tại Vùng đất Nam Bộ và thưởng thức tại nhà vườn như mận, dâu, ổi, táo, chôm chôm…tùy theo mùa
09:30 Lên thuyền trở về Bến Ninh Kiều. Đến Bến Ninh Kiều.
10:30Di chuyển sang địa điểm tiếp theo
Viếng Chùa Ông: Một ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ, nơi thờ Quan Thánh Đế Quân và Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang và nhà thờ Cái Bè

[ Book a tour – Reservez une visite – Đặt 1 chuyến tham quan ]

Có thể bạn sẽ thích

Sài Gòn những mùa nắng

24h Sai Gon

Tour du lịch Sài Gòn với dân địa phương – Tour Saigon local

Chung cư 42 Nguyễn Huệ Sài Gòn – boutique vintage à Sai Gon

Sài Gòn về đêm đi đâu – Où aller à Saigon le soir ?

Quận người Hoa Sài Gòn – Quartier chinois

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *