Châu Á,  Đi

Quận người Hoa TP Hồ Chí Minh – Quartier chinois à Sai Gon

Chợ Lớn ở đâu

S’étendant principalement sur le District 5, une partie du District 6 et du District 11, China Town n’a plus un nom étrange lorsqu’il est situé en plein cœur de la magnifique Saigon.

Le district 5 de Chinatown est une zone où les Chinois vivent depuis environ le XVIIIe siècle jusqu’à aujourd’hui. Ce lieu présente des caractéristiques architecturales, culturelles, de croyances et d’activités du peuple chinois.

Dans le quartier, il y a de nombreux temples, maisons suspendues à des lanternes et magasins avec des enseignes Chinois-vietnamiennes… C’est un élément d’identification pour savoir si on est à Chinatown dans le district 5 ou non.

Cũng như nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, Sài Gòn cũng có riêng một khu “Chinatown” cho riêng mình, được gọi với cái tên Chợ Lớn. Trải rộng khắp khu vực quận 5, 6, 10 và 11, người Hoa chiếm đến 15% dân số, mang những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt.

Chinatown Quận 5  là một khu vực người Hoa tập trung sinh sống từ khoảng thế kỷ 18 cho đến nay. Tại nơi này có những đặc trưng về kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt của người Hoa. 

Tại khu phố có rất nhiều đền chùa, ngôi nhà treo đèn lồng và hàng quán có biển chữ Hoa – Việt… Đây là đặc điểm nhận diện để bạn biết mình đã đến phố người Hoa ở Quận 5 hay chưa đấy

Gọi là Chợ Lớn nhưng bạn sẽ không thể tìm được cái chợ nào có tên như vậy. Gọi là khu Chợ Lớn, bao gồm 2 chợ nổi tiếng nhất là chợ Kim Biên và chợ Bình Tây và các chợ nhỏ khác. Khu chợ Lớn là nơi tập trung buôn bán và sinh sống chủ yếu của người Hoa hoặc Việt gốc Hoa. Bạn có thể tìm thấy nhiều món ăn Trung Quốc hoặc chùa chiền kiến trúc mang âm hưởng Trung Quốc tại đây. Trong khu Chợ Lớn bạn có thể mua được tất cả mọi thứ nhé, chợ Bình Tây bán thập cẩm các loại mà có thể sẽ không tìm thấy đươc ở các khu chợ khác đâu

Chợ

Đến khu người Hoa, bạn sẽ chẳng muốn bỏ qua nhưng ngôi chợ tấp nập như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, hay chợ vải Soái Kình Lâm.

Chợ đầu mối Bình Tây tọa lạc trong khu vực Chợ Lớn nên nó còn có tên không chính thức là Chợ Lớn. Đây là một trong những ngôi chợ có tuổi đời “thọ” nhất ở Sài Gòn với lịch sử gần 100 năm.

Xưa kia, ở Sài Gòn có khu Chợ Mới để thương lái trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì Chợ Mới trở nên quá chật hẹp. Chính vì thế, thương lái giàu có Quách Đàm đã tự bỏ tiền túi để xây dựng Chợ Lớn Mới (chợ Bình Tây ngày nay). Quách Đàm (1863 – 1927), hay còn gọi là Quách Diệm, là người Triều Châu (Trung Quốc). Theo ghi chép trong cuốn sách “Giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa” của tác giả Thượng Hồng, ông từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ và không có nhà cửa. Ông phải sống lang thang đầu đường xó chợ và ban ngày đi mua ve chai, tối về thì ngủ ở mái hiên của các ngôi nhà. Nhưng với tài năng kinh doanh thông minh và khả năng nắm bắt cơ hội, Quách Đàm đã trở thành một thương nhân nức tiếng ở Sài Gòn thời bấy giờ. Việc ông bỏ ra nhiều tiền để xây dựng chợ không chỉ đơn thuần là để đặt tượng, mà ý định thực sự của ông là dời trung tâm thương mại của Chợ Lớn về chợ Bình Tây để thuận lợi hơn cho việc kinh doanh.

Chợ An Đông là một ngôi chợ tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chợ nổi tiếng là nơi bán sỉ mặt hàng thời trang lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ An Đông vốn là một chợ truyền thống, được hình thành vào khoảng năm 1950, buôn bán sỉ.

Chợ An Đông nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, tại số 34 – 36, đường An Dương Vương, Phường 9, Quận 5.

Chợ bắt đầu hoạt động từ 7 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 6 giờ tối. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu ăn uống và mua sắm của du khách, một số sạp hàng vẫn mở cửa đến tận 10 giờ đêm.

Book a tour – Reservez une visite – Đặt 1 chuyến tham quan

Đền chùa

Chùa Bà Thiên Hậu

Vào ngày 23/3 Âm lịch hàng năm tại chùa Thiên hậu diễn ra lễ hội Vía Bà với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút du khách tham gia như tắm tượng, rước tượng,..

Một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của người Hoa xây dựng ở Sài Gòn.

Chùa pagoda – tam bảo (phật, pháp, tăng) – đền temple. Đây là một tín ngưỡng dân gian trung hoa, thờ nữ thần biển, người đã bảo vệ cho dân Trung Hoa đi biển an toàn bình yên. Theo những người Hoa lớn tuổi kể lại vào năm 1760, đã có rất nhiều thương buôn đi tàu sang Việt Nam buôn bán làm ăn, do đi tàu sóng to gió lớn, nên trên tàu đều thờ Thánh Mẫu để phù hộ.

Bắt nguồn từ hoạt động giao thương buôn bán mùa biển động, thương nhân người Hoa chờ thuận buồm xuôi gió mới đi được, đóng góp tiền của xây dựng hội quán. Lúc bấy giờ, tàu bè đi biên phải trông theo hướng gió, thường thì đi lúc mùa gió Bắc và về lúc mùa gió Nam, do đó luôn phải lại Việt Nam vài ba tháng mỗi năm, ” nhiều người trong số thương buôn đã đề nghị hùn tiền xây Miếu để thờ Bà và xây dựng Hội Quán để làm nơi dừng chân của họ “. Sau này vì bên Trung Quốc thời cuộc không ổn định, nên nhiều thương gia đã không về nước và ở lại Việt Nam an cư lạc nghiệp.

Bắt nguồn từ hội quán Tuệ Thành – người Quảng Đông Guangzhou, nơi thương nhân trao đổi cộng đồng ở Sài Gòn, với mục đích ban đầu là nơi hội họp giúp đỡ của những thương buôn người Hoa – sau này mới thờ Bà Thiên Hậu thành ra mới có thêm tên là Miếu Thiên Hậu. Theo thời gian, Hội quán có trước, Miếu có sau.

Ngôi Miếu được xây dựng với mục đích: để tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự phò trợ của Bà đối với người Hoa trên đường sang Việt Nam gặp nhiều gian nan. Ngoài ra, các thế hệ người Hoa sau này còn muốn lấy hình tượng Bà Thiên Hậu để giáo dục cho thế hệ tiếp nối về lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, tinh thần biết xả thân vì mọi người như Bà.

Đây là một di tích văn hoá tinh thần của cộng đồng người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn, nét đẹp cổ kính. Là nơi thực hiện các nghi lễ văn hoá đặc biệt có hoạt động khai quang điểm nhãn, vía chùa của giới Lân Sư Rồng Chợ Lớn, phản ánh văn hoá tâm linh của cộng đồng người Hoa nơi đây

Những bức tượng gốm sứ trên mái ngói được xem là một trong những góc độc đáo nhất của chùa.

Mái xây 1908, trên đỉnh lưỡng long tranh châu – 2 rồng tranh đối đầu 1 ngọc – kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Bố cục và nội dung được thiết kế thành ba tầng: Trên cùng là mô típ lưỡng long tranh châu; tầng giữa gồm quần thể tiểu tượng gốm, chạm hình nhân với các đề tài khác nhau; tầng dưới được tạo hình bằng các con vật như chim muông, thú rừng,… cùng trăm hoa đua nở.

Các đề tài thể hiện trên gốm bao gồm các điển cố như: “Thầy trò Đường Tăng”, “Tam Nương giáo tử”, “Bao Công xử án”, “Thôi tiêu dẫn Phụng”, “Bát tiên quá hải”, “Phúc Lộc Thọ”, “Lưỡng long tranh châu”, “Ngọc hoàng đại đế”, “Hán Sở tranh hùng”, “Chung Quỳ Giá Muội”, “Đả võ đài”, “Bái tổ vinh quy”, có hình ảnh tiên đồng ngọc nữ với hàng chữ “Hòa hợp nhị tiên”… Hai con lân chạm từ khối đá nguyên, có con trong lòng, theo nguyên tắc ”Nam tả Nữ hữu”.  Những mô típ hình nhân này đa số đều có nguồn gốc từ các truyện cổ điển như Tây du ký, Tam Quốc, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng,… Đặc biệt, trên vách Miếu còn chạm khắc nổi hình năm con dê (Dương Thành), biểu tượng của thành phố Quảng Châu. Ở trước có treo mô hình “Thuyền Bát Nhã”. Ngoài ra tượng “Nhật Thần” bên trái cửa Miếu và tượng “Nguyệt Thần” bên phải cửa Miếu (theo hướng của ngôi miếu)

Miếu có cấu trúc mặt bằng dạng chữ tam, gồm ba dãy nhà kết cấu theo chiều dọc, từ ngoài vào trong có tiền điện, trung điện, chính điện.

Truyền thuyết Thiên Hậu: Điện thờ chính trong miếu dành cho Bà Thiên Hậu. Bà là người Phúc Kiến. Theo truyền thuyết ba được gọi là Lâm Mặc. Bà có lòng thương người, thông minh, và đặc biệt có tài tiên đoán những sự thay đổi của khí hậu, biết chữa bệnh trừ tà… Do đó rất được người trong vùng ven biển yêu thương, khâm phục. Bà mất lúc 28 tuổi (năm 987), người trong vùng đã lập miếu thờ. Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và thành kính Bà, dành vị trí trang trọng nhất trong khu vực và đặt thờ Bà trong ngôi miếu lớn của cộng đồng, người Hoa muốn qua đó giáo dục cho thế hệ tiếp nối về lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, tinh thần biết xả thân vì mọi người như Bà. Ngôi Miếu này còn được dựng lên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự phò trợ của Bà đối với người Hoa trên đường sang Việt Nam gặp nhiều gian nan.

Căn cứ vào dấu tích trên một cái chuông bằng gang đúc vào năm Ất Dậu thời vua Càn Long (1795) và nội dung bia đá trong Miếu, được biết sau năm 1800, Miếu đã có một đợt trùng tu lớn.

Tiền điện đặt hai trang thờ ở hai bên cửa vào.

Bên trái thờ Môn Thần, bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần.

Đức Chánh Thần - Chùa Bà Thiên Hậu
Đức Chánh Thần – Chùa Bà Thiên Hậu
Môn Thần - Chùa Bà Thiên Hậu
Môn Thần – Chùa Bà Thiên Hậu

Tại đây, cũng có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và bức tranh lớn vẽ cảnh Bà hiển linh trên sóng nước. Bia công đức ghi lại sự đóng góp trùng tu miếu.

Cửa vào

Cổng chính của Miếu Bà Thiên Hậu đơn giản nhưng trang nghiêm, chữ khắc trên tường là ” Trúc Lâm Thất Hiền ”

Tiền Điện Chùa Bà Thiên Hậu

Mô hình ” Thuyền Bát Nhã ” ngay cửa vào – trên có dòng chữ ” Việt Đông Long Tam Hữu Tạo”  – ” Thiên Cung Tứ Phúc ” – “Tây Thiên Cực Lạc Thế Giới ” –  ” Tôi Kim Tích Ngọc, Lực Vị Sùng Cao, Hải Ốc Thêm Trù, Hỷ Sự Trùng Trùng”

Đặc biệt, trong Miếu còn có bia đá “Xưởng thiết kế cơ khí xa bi ký” (Văn bia ghi việc đề xướng lập ra cơ khí Thủy xa) lắp vào năm Mậu Tuất Quang Tự năm thứ 24 (1898). Nội dung bàn về việc lập xe máy nước để chữa cháy.

Trung điện đặt bộ ngũ sự (một lư hương + hai chân đèn + hai bình hoa), niên hiệu Quang tự thứ 12 (1886) là bộ lư bằng hợp kim lớn nhất so với các lực lượng khác trong miếu của người Hoa ở Việt Nam. Tại đây, cũng đặt kiệu lớn, dành rước Bà trong ngày vía. Trên nóc miếu phần trung điện có treo bức hoành (Hàm hoằng quang đại) cho biết năm trùng tu xưa nhất của miếu (1800).

Sau phần trung điện đến gian chính thờ Bà.

Bên phải thờ: Long Mẫu Nương Nương và Ngọc Nữ

Bên trái thờ: Kim Hoa Nương Nương

Vị trí chính giữa trang trọn nhất thờ: Bà Thiên Hậu

Hai bên dãy nhà hiên thờ 2 vị: Tài Bạch Tinh Quân và Quan Thánh Đế Quân

Khám giữa đặt ba tượng: tượng cao nhất dùng vào dịp vía Bà; cung nghinh ra sân cho Bà ngự lãm lễ hội. Tượng giữa đặt trên khám thờ và tượng dưới cùng dùng đặt vào kiệu, đưa Bà đi du ngoạn. Tượng tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ trước khi xây miếu, vốn được thờ ở Biên Hòa, đến năm 1836 mới di chuyển về hội quán này.

Hai bên khám thờ Bà là khám thờ Long Mẫu Nương Nương và Kim Huê Nương Nương. Mẹ Thai Sinh, còn gọi Kim Huê nương nương, là vị nữ thần hỗ trợ cho việc sinh nở, chăm sóc cho trẻ con – niềm tin vào việc được ban phúc cho “mẹ tròn, con vuông”. Gian phụ hai bên chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân và Tài Bạch Tinh Quân. Trong tủ kính lớn của Gian chính điện, có nhiều đồ cổ quý giá, có tướng lịnh của Aries ký tên, cấm các binh sĩ Pháp, Y Pha Nho phá phách miếu. Lệnh này được lưu giữ từ năm 1860.

Toàn miếu có 23 cặp đối, nội dung nói lên khát vọng của người dân luôn mơ ước có một đời sống ấm no hạnh phúc, nhờ vào ân đức và sự phò trợ to lớn của Thiên Hậu Thánh Mẫu. Một hệ thống phù điêu chạm khắc gỗ được tạo tác tại các bàn thờ Thiên Hậu Hậu, Long Mẫu, Kim Huê,… có người và vật, được thể hiện qua nét chạm đục tinh xảo, thành nhiều lớp tạo chiều sâu, đem lại giá trị nghệ thuật nhiều hơn cho tác phẩm.

Ngoài ra, có thể thấy nét chạm khắc sinh động ấy qua chiếc thuyền Bát Nhã trang trí trên cửa chính của miếu; của hồ phóng sinh với những con rồng uốn lượn, được bố cục theo dạng Ngũ Long Bích, Cửu Long Bích,… tuy đầy đủ móng vuốt vươn ra, nhưng ta vẫn bắt gặp được nét mềm mại, dịu dàng, thanh thoát toát lên trên toàn bộ tác phẩm. Qua những họa tiết trang trí bằng gỗ, bằng gốm, tranh vẽ,… còn có những bức tranh giới thiệu nét văn hóa sinh động của các mẫu truyện trích từ bộ sách Nhị thập tứ hiếu; những bài thơ của Lý Bạch, cố nhà văn thời Tống là Phạm Trọng Yếm,…

Chùa Vạn Phật

Toà tháp Vạn Phật 5 tầng – : Ngôi chùa có hơn 10.000 tượng phật ở Sài Gòn .

Nhìn từ xa chùa Vạn Phật tượng như một toà nhà mang sắc đỏ rực. Trong quan niệm của người hoa màu đỏ chính là màu của sự may mắn, chính vì thế đây chính là màu sắc chủ đạo của ngôi chùa Vạn Phật này. Những vật liệu được làm bằng gỗ, giấy dán đỏ mực đen chữ tàu là những gì đặc trưng nhất của lối phong cách này.

Tầng trệt là khu vực thờ Bồ Tát Địa Tạng, Tôn giả Đạo Minh và Trưởng giả Văn Công. Bồ Tát Địa Tạng – địa ngục, cứu độ và dẫn dắt vong hồn sau khi đã chết về với phật pháp. Ksitigarbha Bodhisattva – l’enfer, sauve et guide les âmes après la mort pour retourner au bouddhisme. Tôn giả Đạo Minh và Trưởng giả Văn Công – les disciples.

Tầng một là điện Đại Bi thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ. Hai bên hông là các bài vị đặt trong tủ kính. Phía sau là khu vực gửi tro cốt- des cendres của người đã khuất, được người thân nhờ nhà chùa hương khói, tụng kinh. Tại đây, nhà chùa cho đặt một tượng Phật bằng đá để người dân tới dâng hương, chiêm bái. Phật 18 tay, méditer, jambes croisées. – thanh tịnh, giải thoát.

Tầng 2 là nơi thờ Đức Phật Dược Sư – Lưu Ly Quán Như Lai. Theo truyền thuyết, Ngài bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả thể chất và tinh thần, những nguy hiểm, chướng ngại trong cuộc sống, và giúp họ loại bỏ ba chất độc là sự dính mắc, hận thù và vô minh. Đó được coi là nguồn gốc của mọi đau khổ trên cõi đời. và hai Bồ Tát Nhật Quang và Nguyệt Quang. 2 bên tường trưng bày 18 vị La Hán và kinh phật trong tủ kính. – 18 Arhats et écritures bouddhistes dans une vitrine. 18 vị A-la-hán là những người đã đạt được Niết bàn và đã giải thoát khỏi vòng luân hồi vô tận.

Tầng ba là điện thờ chính hay còn gọi là chánh điện Quang Minh, nơi có tượng Phật Tỳ Lô Giá Na ngự trên tòa sen ngàn cánh, hai đại bồ tát: Bồ Tát Văn Thù bên phải ngồi trên sư tử xanh cầm cánh hoa sen xanh và Phổ Hiền bên trái ngồi trên voi trắng 6 ngà cầm kinh, cùng với hàng nghìn tượng Phật nhỏ được bài trí khắp các tường. Như Lai – trí tuệ, minh mẫn. Ấn tượng và độc đáo nhất là tầng 3 với chánh điện, với tượng thờ Phật Thích Ca tọa trên 1.000 cánh sen. Điều đặc biệt, nhìn kỹ mới thấy, ẩn sau 1.000 cánh sen này là những bức tượng Phật nhỏ có màu trắng ngà. Chung quanh đài sen có 4 tượng Tứ đại Thiên vương. Hai bên Phật Thích Ca là Bồ Tát Văn Thù Sư Lệ cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.

protecteur hắc hộ pháp – mang lại tài lộc, sung túc cho gia chủ.

Cuối cùng tầng năm là sân thượng có tháp Vạn Phật 5 tầng, tháp thờ Hòa thượng Tăng Đức Bổn và bức Cửu Long Bích.

Điện thờ Đức Phật Dược Sư (Vị Phật thầy thuốc) tại tầng 2.

Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay: đây là bức tượng vô cùng chân thực. Được khoác trên mình chiếc áo vàng, bức tượng vô cùng tỏa sáng dường như đang phát ra vầng hào quang rực rỡ ngay phía sau lưng bức tượng. Tượng Bồ Tát này được đặt ngay tại cửa chùa Vạn Phật bên trong tủ thờ.

Tranh vẽ Thiện Tài đồng tử, Long Nữ đứng trên mây, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát mang đậm nét văn hoá của người Hoa.

Xung quanh những tượng Phật lớn là 10.000 tượng nhỏ, được đặt tương ứng trên tường của Đại điện Quang Minh. 

Ngoài tượng Phật, chánh điện còn có tượng Tứ đại Thiên vương được đặt theo bốn hướng. Trong các truyền thuyết của người Hoa, đây được xem là những người canh giữ thế giới và Phật pháp,  vị thần bảo vệ thế giới và Phật pháp trong truyền thuyết Hoa. 

Ngôi chùa linh thiêng này được công nhận xếp hạng kỷ lục với hệ thống hơn 10.00 tượng Phật đồ sộ.

Máy xin xăm – Xin xăm là một phong tục cực kỳ hay và độc đáo của người Hoa

Chùa Vạn Phật có một chiếc máy xin xăm tự động, được bố trí ở bên trái cổng chính. Để xin xăm, bạn cần làm theo các bước sau: Đầu tiên, bạn đứng trước máy, chắp tay niệm Phật và ước nguyện. Sau đó, bạn lấy một đồng tiền ở rổ bên cạnh và cho vào máy. Khi đó, máy sẽ phát ra âm nhạc du dương, một cô tiên bên trong sẽ đi vào cung và lấy quẻ cho bạn. Quẻ được gói trong ống nhựa màu vàng, bạn chỉ việc nhấn nhẹ vào thanh kim loại trên máy để lấy ra.

Khi có quẻ trong tay, bạn có thể đọc giải nghĩa quẻ xăm, mỗi quẻ có hai mặt: một mặt tiếng Hoa và một mặt tiếng Việt. Quẻ xăm chỉ cho biết tình hình tổng quát của bạn là xăm hạ, trung hay thượng cũng như cung cấp một số lời khuyên về mọi mặt trong cuộc sống. Dù không chi tiết nhưng cũng là một cách để bạn biết được vận mệnh của mình và có thể cải thiện nếu cần.

Tam Sơn Hội Quán

Hội quán Tam Sơn là trụ sở của di dân người Hoa quê ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Tam Sơn là ba ngọn núi Bình Sơn, Cửu Tiên Sơn, Việt Vương Sơn ở Phúc Châu. Tam (三) là “ba”; Sơn (山) là “núi” – Tam Sơn có nghĩa là “ba ngọn núi”; thực ra cái tên Tam Sơn chính là một trong những tên gọi của vùng Phước Châu (福州) của tỉnh Phước Kiến. Cái tên này xuất phát từ 3 ngọn núi tại Phước Châu là: núi Ư (於山), núi Ô Thạch (烏石山) và núi Bình (屏山). Cũng tại Phước Châu này có một thị trấn cũng mang tên “Tam Sơn” (三山鎮). Hội quán Tam Sơn (三山會館) hay Thiên Hậu Cung (天后宮) được mệnh danh là một trong những nơi “cầu tự” linh thiêng nhất Sài Gòn Hội Quán Tam Sơn là một hội quán của người Hoa gốc Phước Kiến tại Chợ Lớn, được dựng xây vào khoảng năm 1839, đây là nơi ban đầu phụng thờ Kim Huê Thánh Mẫu (金花聖母/ Bà chúa Thai Sanh ), bởi vậy nơi đây trở thành địa điểm cầu tự của những gia đình hiếm muộn với lòng thành kính. Nhưng sau này, Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ chính tại hội quán, Kim Huệ Thánh Mẫu được đưa sang một bên, bên còn lại là Phước Đức Chánh thần. Kim Huê Thánh Mẫu ( nữ thần vị thần phụ trách vấn đề sanh nở theo quan niệm Trung Hoa ) về sau Thiên Hậu Thánh Mẫu hiện được thờ phụng ở vị chính trung tâm Chánh Điện. Thiên Hậu Thánh Mẫu: tức Thiên Hậu Nguyên Quân, Ma Tổ, vị nữ thần được các triều đình Trung Hoa phong tặng nhiều danh hiệu cao quí vì rất hiển linh, phù hộ dân lành, cứu giúp người đi biển Chúa Sinh Nương Nương: tức Kim Hoa Nương Nương, Bà Chúa Thai Sinh, Mẹ Sinh Mẹ Đậu, vị nữ thần phù hộ việc sinh con, nuôi dạy con cái Bên cạnh đó hội quán còn thờ Quan Công, Quan Âm, Thái Tuế Long Vương, Thần tài thổ địa mang đậm nét văn hoá của Đạo giáo Trung Hoa . Hằng năm đến gần tết nơi đây có tập tục ” Đánh tiểu nhân ” mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình, tập tục diễn ra từ tháng Giêng kéo dài cho đến đầu tháng Hai âm lịch, trong đó lễ chính là vào ngày vía thần Bạch Hổ. Bởi theo quan niệm dân gian của người Hoa, thần Bạch Hổ cũng là khắc tinh của “tiểu nhân”. Để linh ứng, tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” phải được diễn ra trước khu vực thờ Bạch Hổ. Cửa vào tiền điện hướng thẳng ra cổng tam quan của hội quán. Phía trên hàng chữ Hán “Tam Sơn hội quán” đắp nổi trên cửa còn có tấm biển gỗ ghi từ trên xuống ba chữ Hán “Thiên Hậu cung”. Mảng tường hai bên đắp nổi hình ngư – tiều – canh – độc, hai bên cửa có câu đối: “TAM xích hiển thần linh, hải quốc hàng phàm tư phổ tế, SƠN tưu triêm thánh trạch, Mi Châu trở đậu khánh trùng quang”

Hội quán Hà Chương

Cái tên Hội quán Hà Chương được nhiều người biết tới nhất, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn được gọi là Hội quán Hương Châu, chùa Ông Hược hay chùa Bà Hà Chương. Trước kia, những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đã xây dựng Hội quán để làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng.

Cho đến nay, chưa tìm thấy tư liệu nào cho biết đích xác thời điểm xây dựng hội quán này. Tuy nhiên, trên một câu đối ở điện thờ Thiên Hậu có ghi năm trùng tu hội quán năm 1809.

Trong “Gia Định thành thông chí”, (khoảng năm 1818-1820) cũng nhắc đến hội quán Chương Châu khi tả cảnh phố chợ Sài Gòn. Như vậy, hội quán Chương Châu được xây dựng ít ra là vào khoảng đầu thế kỷ XIX.

Vào năm 2001, hội quán Hà Chương đã được công nhận là di tích Lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

Nhìn một cách tổng thể, mặt bằng kiến trúc của Hội quán đây gồm 3 gian nhà nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Bên cạnh 2 phương còn có 2 dãy nhà nằm dọc gồm tả điện và hữu điện tạo thành một công trình kiến trúc khép kín. Mặc dù vậy, nhưng khi du khách vào Hội quán sẽ không có cảm giác chật chội mà vẫn thấy thoáng đãng, bởi giữa các toà nhà đều có sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.

Cũng giống như kiến trúc quen thuộc của phong cách Phước Kiến, hội quán có bờ mái uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí rất sinh động nhiều màu sắc. Đề tài các mảng trang trí này khá phong phú, gồm tượng người, tượng thú và tượng đồ vật, được làm thành từng nhóm để miêu tả cảnh sinh hoạt của người xưa hay minh họa cho các truyền thuyết, các điển tích cổ của Trung Quốc.

Điều đặc biệt ở hội quán Hà Chương là bốn cột đá nguyên khối (hai cột ở hiên và hai cột dưới đầu mái chính điện) được chạm trổ hình rồng uốn dài quanh cột, trên lưng chở bốn vị trong Bát tiên, đế cột hình lục giác, chạm nổi hình mai – điểu, nho – sóc…Các nghệ nhân đã rất khéo léo và tỉ mỉ khi biến cột đá khô khan thành tác phẩm sinh động đến như vậy.

Lăng Ông Bà Chiểu

Hàng năm vào ngày 29 – 30/7, ngày mùng 1 – 2/8 âm lịch, Lăng Ông Bà Chiểu sẽ tổ chức lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt vô cùng long trọng, đây là một dịp đặc biệt thu hút khách tham quan từ rất nhiều nơi đổ về để tham dự và cầu bình an cho gia đình. Vào các dịp lễ Tết, Lăng Ông Bà Chiểu cũng thu hút nhiều bạn trẻ đến trải nghiệm lịch sử và chụp hình với những kiến trúc cổ xưa cùng chiếc áo dài truyền thống, nâng cao giá trị lịch sử của nơi đây và khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về văn hóa địa phương.

Miếu Nhị Phủ

Do hầu hết các đền, chùa, miếu của người Hoa trong Chợ Lớn đều tôn thờ Thiên Hậu thánh mẫu (Chùa Bà), hay Quan Đế thánh (Chùa Ông), duy chỉ có miếu Nhị Phủ lại thờ chính ông Bổn Đầu Công. Đây là một trong những điểm đặc biệt của ngôi miếu này so với những ngôi miếu khác của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nhị Phủ Miếu thờ Ông Bổn, tức Chu Đạt Quan/ Châu Đạt Quan – đây là một viên quan nhà Nguyên (Trung Quốc) được người Phúc Kiến (gốc Hoa) ở TP.HCM tôn là Bổn Đầu Công – vị thần bảo vệ đất đai và con người vùng Chợ Lớn. Hằng năm, miếu mở nhiều lễ hội, đặc biệt hai ngày lễ hội lớn nhất trong năm là hội rằm tháng Giêng và tháng Tám – ngày sinh và ngày hoá của Ông Bổn.

Miếu Nhị Phủ có lối kiến trúc tổng thể theo hình chữ Khẩu, mái có hình thuyền độc đáo, lợp bằng ngói ống, các đầu đại gắn tượng cá hóa rồng, còn các đầu kim thì gắn tượng rồng chầu mặt trời, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi khối nhà đều có một lớp mái riêng, lợp ngói ống, diềm mái lợp bằng ngói men xanh. Tiền điện có hai tầng mái, trang trí công phu.

Nơi chính điện thờ của Nhị Phủ miếu, ngoài việc được trang trí nhiều câu đối, hoành phi, bình phong thời cổ đại, nơi đây còn lưu giữ một số hiện vật quý như: trống chầu, chuông cổ, tượng kỳ lân bằng đá… tạo sự tò mò, thích thú cho khách du lịch phương xa, nên đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là một di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.

Phố lồng đèn đầy màu sắc Lương Nhữ Học

Hội Quán Nghĩa An là một công trình kiến trúc tiêu biểu của người Việt gốc Triều Châu theo tín ngưỡng thờ Quan Công – chùa Ông hay miếu Quan Đế

Quán ăn người Hoa: sủi cảo, hoành thánh, mì vịt tiềm, chè Tàu, vịt quay…

Khu tập thể người Hoa ở Sài Gòn

Hào Sĩ Phường

Chắc hẳn khi nhắc đến hẻm Hào Sĩ Phường 206 Trần Hưng Đạo, nhiều người sẽ thắc mắc Hào Sĩ Phường là ai? Từ đâu mà có cái tên này? Có rất nhiều cách giải thích về ý nghĩa của tên Hào Sĩ Phường.

Theo nhiều người dân sinh sống tại đây cho biết, trước kia, hẻm Hào Sĩ Phường thuộc quyền sở hữu của đại gia Hứa Bổn Hòa hay còn gọi là chú Hỏa. Những căn nhà trong hẻm đều do ông Hứa Bổn Hoà xây dựng và cho thuê lại từ năm 1910. Cái tên Hào Sĩ Phường cũng do chính ông đặt cho con hẻm.

Tuy nhiên, cũng có cách lý giải khác về tên Hào Sĩ Phường, xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, những con hẻm mang văn hóa Trung Hoa thường được đặt tên theo người chủ và hay sử dụng những chữ cuối như Lý, Hạng, Phường. Trong đó, phường quy tụ người lao động làm chung một nghề hoặc chung một ông chủ. Khi đó, hẻm Hào Sĩ Phường là nơi ở của những công nhân làm nghề chế tạo xà bông cho một ông chủ tên là Hào Sĩ.

Nếu không biết địa chỉ cụ thể, người thời nay vô phương tìm ra các hẻm xưa, nhưng với dân Chợ Lớn thuở trước, chẳng ai quan tâm tới con số địa chỉ hẻm, mà người ta chỉ gọi chúng bằng tên, mỗi con hẻm Tàu xưa đều được đặt tên, sau đuôi những tên đó thường kèm theo chữ “hạng”, “lý” hoặc “phường”. Ba cái tên này giúp ta đoán được phần nào mối liên hệ giữa các thành viên trong hẻm.

– “Hạng” 巷 là nơi những người chung dòng họ quây quần.

– “Lý” 里 là chỗ những kẻ đồng hương tụ lại.

– “Phường” 坊 là chốn nương thân của những người cùng làm chung ngành nghề.

Dân cư ở Hào Sĩ Phường gồm đủ người Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Khách Gia, nhưng do Quảng Đông chiếm đa số, nên ngôn ngữ chính trong hẻm là tiếng Quảng Đông.

Hẻm Hào Sĩ Phường được thiết kế theo lối chung cư cũ, gồm hai tầng với lối kiến trúc cổ kính, hiện đại đan xen lẫn nhau. Khu nhà hai tầng sơn vàng tách biệt nhau, được bố cục theo lối giếng trời của người Quảng Đông, các căn quây quần lại với nhau. Hệ thống cầu thang kết nối giữa các tầng rất độc đáo, khác hẳn với lối kiến trúc của Việt Nam. Hai hành thang song hành nằm đối xứng ở tầng trên; cầu thang này gọi “Kỵ lâu tẩu lang” 騎樓⾛廊, là đặc trưng của kiến trúc Mân Việt cổ.

List những còn hẻm người tàu nổi tiếng ( tham khảo )

Khu vực Chợ Lớn bao gồm toàn bộ ba quận 5, 6, 11, và phần lớn hai quận 8, 10. Địa bàn này có khoảng 400 con hẻm lớn nhỏ, trong đó là hàng trăm con hẻm cổ, phần lớn tập trung ở quận 5

Các con hẻm có tiếng khi xưa, giờ đã lần hồi rơi rụng bảng tên, xin liệt kê ra đây để lưu lại, ít ra cũng còn được cái tên:

+ Quận 5:

* Đại lộ Đồng Khánh (nay là đường Trần Hưng Đạo B) có 9 hẻm:

– Đồng Khánh lý 同慶里 (hẻm 36).

– Tô Châu lý 蘇州里 (hẻm 47)

– Thái Hồ hạng 太湖巷 (hẻm 55).

– Giới An phường 介安坊 (hẻm 86).

– Vinh Khang cư 榮康居 (còn gọi Kim Tiền lâu 金錢樓 – hẻm 97).

– Hào Sĩ phường 豪仕坊 (hẻm 206).

– Tòng Quế phường 松桂坊 (hẻm 236).

– Cộng Hòa lý 共和里 (hẻm 254).

– Lão Hổ hạng 老虎巷 (hẻm 480).

* Đường Nguyễn Trãi có 12 hẻm:

– Phước Thiện hạng 福善巷 (hẻm 312).

– Thủy Trì hạng 水池巷 (hẻm 519).

– Vạn Quốc hạng 萬國巷 (hẻm 572).

– Mã Xa hạng 馬車巷 (hẻm 671).

– Dịch An lý 易安里 (hẻm 674).

– Doãn An lý 允安里 (hẻm 690).

– Tuệ Huê lý 穗華里 (hẻm 714).

– Nha Thái hạng 芽菜巷 (hẻm 720).

– Quần Ngọc phường 群玉坊 (hẻm 845).

– Tòng Sơn lý 松山里 (hẻm 863).

– Tân Gia Hòa lý 新嘉禾里 (hẻm 940).

– Vinh Viễn hồ đồng 榮遠胡同 (hẻm 909).

* Đường Lão Tử có 2 hẻm:

– Quỷ Bà hạng 鬼婆巷 (hẻm 21).

– Phước Trạch hạng 福澤巷 (hẻm 36).

* Đại lộ Hồng Bàng có 2 hẻm:

– Hồ Sơn hạng 湖山巷 (hẻm 243).

– Nhân Hậu lý 仁厚里 (hẻm 285).

* Đường Lương Nhữ Học có 2 hẻm:

– Cư Chánh lý 居正里 (hẻm 62)

– Kiều Hưng lý 僑興里 (hẻm 137).

* Đường Mạnh Tử (nay là Dương Tử Giang) có hai hẻm:

– Bửu Thụ hạng 寶樹巷 (hẻm 77).

– Văn Võ lý 文武里 (hẻm 127).

* Đường Tân Thành có 2 hẻm:

– Đông Nam lý 東南里 (hẻm 68).

– Tân Thành hạng 新成巷 (hẻm 107).

* Đường Triệu Quang Phục có Thanh Tâm hạng 清心巷 (hẻm 62).

* Đường Phù Đổng Thiên Vương có 3 hẻm:

– Đại Khánh lý 大慶里 (hẻm 3).

– Hải Nam lý 海南里 (hẻm 18).

– Ngu Lạc lý 娛樂里 (hẻm 23).

* Đường Trần Điện có Vinh An lý 榮安里 (hẻm 2).

* Đường Gia Phú có Tam Đa lý 三多里 (hẻm 189).

* Đường Lê Quang Liêm (nay là Võ Văn Kiệt) có Triều Thương hạng 潮商巷 (hẻm 257).

* Đường Ngô Quyền có Ích Hưng hạng 益興巷 (hẻm 14).

* Đường Khổng Tử (nay là Hải Thượng Lãn Ông) có Cửu Như hạng 九如巷 (hẻm 202).

* Đường Học Lạc có Phương Tế Các hạng 方濟閣巷 (hẻm 17).

* Đường Phó Cơ Điều có Quảng Ích hạng 廣益巷 (hẻm 13).

* Đường Trần Hòa có Thịnh An lý 盛安里 (hẻm 12).

* Đường An Điềm có Cổ Du hạng 鼓油巷 (hẻm 74).

* Đường Hùng Vương có Trần Thu lý 陳秋里 (hẻm 218).

* Đường Trịnh Hoài Đức có Vĩnh Phát hạng 永發巷 (hẻm 75).

* Đường Phạm Đôn có Thái hạng 菜巷 (hẻm 38).

+ Quận 8:

* Đường Lương Ngọc Quyến có 2 hẻm:

– Thái Nguyên lý 泰源里 hẻm 28.

– Trường An lý 長安里 (hẻm 45).

* Đường Bến Bình Đông có Đại Cát hạng 大吉巷 (hẻm 573).

+ Quận 11:

* Đường Âu Cơ có Phú Thọ hạng 富壽巷 (hẻm 25).

* Đường Tân Khai có Nam Hòa lý 南和里 (hẻm 124).

* Đường Lý Thành Nguyên (nay là đường Đỗ Ngọc Thạnh) có Thái Bình hạng 太平巷 (hẻm 77A).

Với Cẩm Nang Du Lịch Sài Gòn Từ A-Z Này, Bạn Tha Hồ Vui Chơi Thả Ga!

Ẩm thực người Hoa

Mỳ 7 tô

Mì 7 tô là một điểm đến ẩm thực tại Quận 5, tập trung chủ yếu vào các món mì đa dạng mang đậm hương vị riêng biệt. Khi thưởng thức, hòa quyện của những hương vị độc đáo tạo nên một trải nghiệm thú vị và đầy ngạc nhiên.

Địa chỉ: 41 Nguyễn Duy Dương, Phường 8, Quận 5 .

Điểm tâm 259 Hồng Bàng

Người Chợ Lớn không ai là không biết đến quán điểm tâm điển hình này. Nằm ngay góc ngã tư Hồng Bàng và Triệu Quang Phục, quán có vẻ ngoài trông rất bình thường nhưng sáng nào cũng đông đúc người ra kẻ vào, xe đậu kín lối

Gợi ý gọi một phần dimsum, một xíu mại nước, một xíu mại khô ăn lót dạ cùng một tô bò kho cho chắc bụng. Dimsum có lớp vỏ mỏng, nhân thịt và tôm dày, vị đậm đà ăn rất vừa miệng. Xíu mại nước được nấu trong chén, thịt rất nhiều và đầy ắp nên mình nghĩ gọi một có thể no bụng cho một người.

KowLoon Dimsum – Cửu Long Quán

Nếu ai là fan trung thành của Dimsum thì Cửu Long Quán là một cái tên không thể bỏ qua. Quán có không gian nhỏ, nhưng khá thoáng khi đông khách. Từ bên ngoài đến bên trong đều được thiết kế và trang trí bằng những họa tiết, hình ảnh Hồng Kông tạo nên không khí ấm cúng khi họp nhóm với bạn bè hoặc họp mặt gia đình.

Menu của quán có nhiều món ăn đa dạng, nhưng đặc sắc và được lựa chọn nhiều vẫn là dimsum như: há cảo, xíu mại gạch cua, chân gà tàu xì, bánh tart trứng, bánh bao xíu mại…

Há cảo nhân tôm siêu ngon với lớp vỏ mỏng, thịt tôm dày giòn ngọt, khi cắn vào tạo cảm giác sần sật rất thích. Bánh bao xíu mại cũng ngon không kém với nhân đậm đà, kèm vỏ bánh mềm mại. Khi dùng bữa bạn có thể gọi thêm trà hoa cúc hoặc trà sữa, vị cũng khá ổn áp.

Cửu Long Quán vốn nổi tiếng từ lâu ở khu Chợ Lớn và với các thực thần của đất Sài Thành, nếu một ngày bạn muốn đổi vị bằng các món ăn Hồng Kông, Cửu Long Quán sẽ không làm bạn thất vọng.

Tiệm cơm Truyền Ký

Tiệm cơm Truyền Ký còn gọi là quán ăn của người Hẹ đã có mặt suốt hơn 70 năm nhưng quán vẫn y nguyên chỗ cũ dù vật đổi sao dời. Khách muốn đến thì phải tìm cho ra con hẻm số 39, đường Lý Thường Kiệt, quận 11. Đây là một con hẻm nhỏ, đầu hẻm lại bị che khuất bởi mấy căn nhà mà từ thời xưa chưa hề sửa chữa hay sơn phết lại. Vào hẻm chừng trăm mét đến số nhà 20. Nếu đi buổi tối người ta có cảm giác lạc vào phố hẻm ở Hồng Kông ở thế kỷ trước. Truyền Ký kiểu tiệm cơm gia đình của người Hoa đặc trưng trước 1975. Thực khách đến kiểu quán này dù là dân đại phú gia hay người bình dân đều không nhằm tìm kiểu cọ trang trí như nhà hàng tửu lầu mà cái chính là muốn được ăn món ngon, món lạ và giá cả phải chăng.


Quán Truyền Ký không bày bàn ăn ở tầng trệt vì gần như tầng trệt chỉ để riêng cho bàn thờ Thần Tài và vài câu đối cũ kỹ bằng chữ Hoa, thực khách đi theo cầu thang cũ lên lầu và từ đây họ sẽ cảm nhận được mùi vị các món ăn Hoa tỏa ra. Bàn ghế không mới nhưng rất gọn gàng.

Tiệm cơm Truyền Ký nổi tiếng với các món ẩm thực đặc trưng phong vị của người Hẹ như gà hấp muối (đây là món lừng danh ở Chợ Lớn từ trước năm 1975), gà xối mỡ, đậu hũ Đông Giang, thú linh chiên giòn, giò heo phá lấu, khoai môn hấp heo quay, bao tử heo xào cải chua, dồi trường xào hành gừng hay bông hẹ, bò xào tàu xì, trứng ba màu, hột vịt muối chưng thịt, canh tàu hũ cá viên bông hành, canh tần ô cá viên,…

Đã gọi là quán cơm nên đa phần thực khách đến đây đều gọi cơm trắng để ăn cùng, và ngoài món gà còn có món thú linh chiên giòn với thứ nước chấm đặc biệt ngon hết ý, bên cạnh đó còn có món trứng vịt tươi chưng với trứng vịt bắc thảo…

Ký Mỳ gia

Có thể nói Sài Gòn là mảnh đất hội tụ của rất nhiều nền văn hóa ẩm thực đặc sắc và đa dạng. Một trong số những món ăn đặc trưng và có từ rất lâu đời của mảnh đất miền Nam này chính là món mì gia truyền của người Hoa.
Những tô mì Tàu khói bốc nghi ngút mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa có thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu trên đường phố Sài Gòn, tập trung đông đảo nhất vẫn là khu phố người Hoa ở Quận 5 Chợ Lớn sầm uất. Nơi đó bạn có thể bắt gặp hàng dãy quán ăn nằm san sát bên nhau, hoặc ra một góc phố để tìm đến những chiếc xe đẩy có lồng kính được trang trí bằng những bức tranh Tam Quốc Chí bắt mắt.
Đặc điểm chung của những hàng quán này đó là chúng đều có một chữ “ký” (記) trên biển hiệu, chẳng hạn Trương Ký Mì Gia, Thiệu Ký Mì Gia, Hải Ký Mì Gia, Hưng Ký Mì Gia…

Người Hoa hành nghề buôn bán thường sử dụng chữ ‘ký’ (記) trên bảng hiệu. Điều này gần như trở thành tập quán, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp điều hành cơ sở làm ăn qua nhiều thế hệ (cùng dòng họ). Chữ ‘ký’ sẽ tạo cảm giác lâu đời, cho thấy đó là 1 cửa hàng có uy tín cao. Đây là phương pháp tạo ấn tượng, gọi là ‘Lão tự hiệu’ (老字号), cũng giống như cách viết “since 1809” hoặc “since 1912” trong tiếng Anh vậy. Về sau, nhiều người buôn bán có tính hoài cổ hoặc không thật sự nghĩ ra 1 tên hay ho cho cửa hàng của mình, họ thường mượn cách đặt tên kiểu này (sử dụng chữ ‘ký’).

Như vậy, từ “Ký” chính là một đặc điểm đặc trưng của những tiệm mì gia truyền của người Hoa, mang nhiều ý nghĩa rất hay. Sau nhiều thế hệ, nhiều hàng quán vẫn giữ lại những cái tên này, và cũng có nhiều hàng quán khác mở ra, cũng đặt tên có một chữ “Ký” nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó. Người ta chỉ đơn giản thấy nó có một cái gì đó rất Tàu mà thôi.

Baoz Dimsum

Đi theo phong cách nhà hàng sang trọng nên không có gì lạ khi Baoz DimSum sở hữu menu trăm món với vô vàn lựa chọn say đắm từ phần nhìn tới hương vị. Thực đơn được chia ra thành từng mục rất dễ lựa chọn như: Điểm Tâm – Hủ Tíu Mì Cháo – Cơm – Rau – Món Chay – Món xào – Tráng Miệng – Thức Uống. Riêng các món điểm tâm chuẩn Hong Kong đã cực phong phú với há cảo, xíu mại, bánh cuốn, bánh bao…

Hủ tiếu hồ – Cao Văn Lầu

Nhìn chung, món hủ tiếu hồ nơi đây khác so với các loài hủ tíu khác vì nó to hơn và được chủ quán cắt thành hình vuông. Thông thường, món được dùng kèm lòng heo, huyết heo. Điểm đặc biệt làm tăng hương vị hủ tiếu nơi đây đó chính là cải chua.
Nhờ nguyên liệu này món hủ tiếu không hề mang mùi khó chịu, ngược lại còn tăng thêm tính hấp dẫn cho món ăn. Với sự kết hợp độc đáo giữa các nguyên liệu, hủ tiếu hồ sẽ khiến vị giác của thực khách như được đánh thức.
Địa chỉ: 237 Cao Văn Lầu, Phường 2, Quận 6

Hủ tiếu sa tế Tô Ký

Sa tế thường được nghĩ tới với vị cay nồng khi ăn. Nhưng với hủ tíu sa tế tại tiệm Tô Ký thì lại hoàn toàn khác. Hủ tíu nơi đây nổi tiếng bởi nước lèo đậm đà, có một chút béo nhẹ đến từ đậu phộng kết hợp với các lát thịt tươi được thái mỏng tạo nên một hương vị xao xuyến đến khó tả. Món ăn nên được dùng khi còn nóng.
Địa chỉ: 36 Gò Công, Phường 13, Quận 5

Giá tham khảo: 40.000 – 110.000đ

Giờ mở cửa: 6h00 – 21h30

Dimsum Xóm Đất

Khi nhắc đến Dimsum, người ta hay nghĩ đến những món ăn sáng sang chảnh trong các nhà hàng sầm uất tại quận 5. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn lựa chọn một quán ăn dimsum bình dân mà chuẩn vị Hoa thì không thể bỏ qua Dimsum Xóm Đất.

Nơi đây nổi tiếng bởi các món điểm tâm đa dạng từ: há cảo, xíu mại cho đến các loại bánh bao, bánh cuốn. Dù đem đến sự lạ miệng nhưng các món há cảo, bánh bao kim sa, xá xíu, bánh cuốn tại đây lại có giá cả hạt dẻ, chắc chắn sẽ khiến thực khách vô cùng bất ngờ.

  • Địa chỉ: 108B Xóm Đất, Phường 8, Quận 11
  • Giá tham khảo: 17.000đ
  • Giờ mở cửa: 06h00 -12h00

Cơm nước An Duyên Chợ Lớn

Quán mang phong cách rất Hoa, rất Hồng Kông nhưng cái niềm thương được gửi gắm lại rất Chợ Lớn. Chủ quán vốn là dân 9X gốc Triều Châu lớn lên từ những bữa ăn của người Chợ Lớn, nên khi bước vào quán, mình có thể cảm nhận rất nhiều tình cảm được gửi gắm vào đây.

Quán là một ngôi nhà nhỏ nép mình trên đường Trần Điện, từ bên ngoài đã toát lên sự hoài niệm với nhiều món đồ cổ. Không gian bên trong rực rỡ ánh vàng, xanh, đỏ đặc trưng của người Hoa mà đi bất kỳ đâu cũng không thể thiếu.

Cơm gà Đông Nguyên

Cơm gà là một món ăn ngon và phổ biến trong ẩm thực người Hoa với gà luộc mềm và thơm, được đặt trên một nền cơm trắng mềm và được kèm theo nước sốt và rau sống.

Địa chỉ: số 801 đường Nguyễn Trãi, Quận 5.

Quán chè Hà Ký

Quán chè Hà Ký hay còn được gọi là Chè Hoa Hà Ký, là một quán chè nổi tiếng ở Sài Gòn, chuyên về các món chè truyền thống người Hoa. Quán này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ và là một điểm đến phổ biến cho những người yêu thích chè truyền thống.

Địa chỉ: 32 Lê Quý Đôn, Phường 6, Quận 5

Chè người hoa Tường Phong

Nếu đã thưởng thức quá nhiều các món chính, hãy thử khám phá các món tráng miệng tại quán chè Tường Phong. Chè người hoa ở đây nổi tiếng vì quán đã mở lâu đời và hương vị các món chất lượng. Vị chè thanh ngọt tự nhiên, có cả chè nóng lẫn chè lạnh để mọi người có thể dễ dàng lựa chọn.

  • Địa chỉ: 83 An Điềm, Phường 10, Quận 5
  • Giá tham khảo: 20.000 – 50.000đ
  • Giờ mở cửa: 17h00 – 22h00

Malatang Big Uncle

Malatang là canh tê cay hay lẩu tê cay có nguồn gốc từ Tứ Xuyên. Vừa nghe đến chữ “cay” thôi, bạn đã có thể hình dung được món này nóng đến như thế nào rồi đúng không?

Món ăn nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng mọi tinh túy đều được nằm ở nước sốt mala, hạt tiêu và ớt bột Tứ Xuyên. Trước đây, món ăn này chỉ dùng kèm với rau, gừng để ấm bụng ngày mưa. Sau này món ăn được lan truyền rộng rãi và nâng cấp với nhiều loại topping như cá viên chiên, hải sản, thịt bò, thịt heo…và nhiều loại rau củ khác nhau.

Có khá ít quán bán Malatang chuẩn vị ở Sài Gòn, tìm mãi mình mới thấy Big Uncle bán đúng vị mình thích. Mùa mưa được húp một bát canh tê cay đúng là hết sảy. Khi đến quán, bạn có thể thoải mái lựa chọn các loại thịt, mì, rau yêu thích. Topping ở đây có đến hơn 40 loại, nhiều loại khá lạ như tôm hùm đất, mì Trung Hoa, bào ngư… Giá tiền sẽ phụ thuộc vào loại topping bạn chọn, nên não bạn sẽ phải “nhảy số” cực nhạy đấy.

Khi thưởng thức malatang, bạn sẽ dùng với nước sốt đậu phộng béo ngậy, chấm một miếng là ngất ngây. Cảm giác tê đầu lưỡi hòa cùng vị ngọt thanh của nước súp khiến tim mình xao xuyến. Bên cạnh canh tê cay Malatang, quán còn có mì xào cay rất ngon.

RaoHe – ẩm thực Đài

RaoHe – Ẩm thực Đài nằm ngay thiên đường ăn uống Gò Vấp. Quán có tên RaoHe vì phong cách thiết kế và bày trí các gian hàng như khu chợ đêm nổi tiếng nhất của Đài Loan. Vừa bước vào quán, mình thấy hơi choáng ngợp bởi không gian rộng và rất nhiều bàn ghế được sắp xếp hai bên như một con đường street food.

Bánh hẹ Lê Quang Sung

Xe bánh hẹ trên đường Lê Quang Sung không phô trương, cầu kì ấy nhưng luôn nườm nượp người đến, người đi. Bánh hẹ, bánh củ sắn là những món ăn thân quen của người Trung Hoa bởi chúng chẳng hề kén người ăn. Mỗi chiếc bánh be bé với hình thù, hương vị khác nhau được cô chủ rán nóng đều mỗi khi có người đến. Chiếc bánh với lớp vỏ ngòn giòn rụm kết hợp với một chút nước mắm đậm đà sẽ là vị cứu tinh cho thực khách sau những giờ học hay làm việc căng thẳng.

  • Địa chỉ: 143 Lê Quang Sung, Phường 6 Quận 6
  • Giá tham khảo: 5.000 – 15.000đ
  • Giờ mở cửa: 14h00 – 17h00

Shan dimsum 59 phù đổng thiên vương p11 q5

Lục Đỉnh ký nhà hàng Trung Quốc

Lẩu: ♨️無老火鍋 Wu Lao Hot pots

?515 Đ. Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10

Sài Gòn những mùa nắng Sai Gon au soleil

24h Sai Gon

Tour du lịch Sài Gòn với dân địa phương – Tour Saigon local

Chung cư 42 Nguyễn Huệ Sài Gòn – boutique vintage à Sai Gon

Sài Gòn về đêm đi đâu – Où aller à Saigon le soir ?

Quận người Hoa Sài Gòn – Quartier chinois

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *