24h Sai Gon
Đi đâu ở Sài Gòn – Ou aller?
Điểm chính – Le lieu Principal:
Des marchés très fréquentés tels que le marché de Ben Thanh, le marché aux fleurs de Ho Thi Ky, le marché de brocante de Hoang Hoa Tham et le marché de Cho Lon Binh Tay, le marché des tissus de Kim Bien, le marché de brocante de Ba Chieu.
Sites historiques célèbres de Saigon: tels que le Palais de l’Indépendance, la cathédrale Notre-Dame, la poste de la ville, les musées et les pagodes. Saigon est un lieu où se rencontrent de nombreuses cultures et religions.
Lieux pour profiter de l’effervescence de Saigon : le quartier ouest de Bui Vien, la rue piétonne Nguyen Hue dans le district 1.
Khu chợ sầm uất như chợ Bến Thành, chợ hoa Hồ Thị Kỷ, chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám và chợ Lớn Bình Tây, Chợ vải Kim Biên, chợ đồ cũ Bà Chiểu.
Địa danh lịch sử nổi tiếng cùa Sài Gòn như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố và Bảo tàng, chùa chiền. Sài Gòn là nơi giao thoa nhiều văn hóa và nhiều tôn giáo.
Địa điểm để tận hưởng sự sôi động của Sài Gòn: khu phố Tây Bùi Viện, Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở quận 1.
Trải nghiệm Saigon Waterbus ở Bến Bạch Đằng
Nhà thờ Hồng – Eglise Rose Tân Định
“Chaleureux, doux, beau comme un château dans un monde de conte de fées. Au milieu d’une ville animée, l’espace de l’église de Tan Dinh me fait me sentir très détendu et étrangement paisible. De nombreux touristes Des gens du monde entier se disent de venez à cet endroit”, a déclaré M. Rohit Kumar, un touriste indien.
L’église Tan Dinh (district 3, Hô Chi Minh-Ville) est comparée à un ancien bâtiment rose symbolisant la religion et est aussi douce et belle qu’un gâteau.
Le rose est le point culminant unique et accrocheur et la caractéristique unique de l’église de Tan Dinh par rapport aux autres églises du Vietnam. Les habitants d’Hô Chi Minh-Ville l’appellent souvent « l’église rose ».
Avec un style gothique combiné avec du roman, mélangé à un peu de baroque dans la décoration, l’église de Tan Dinh respire la beauté occidentale classique et les caractéristiques modernes et jeunes des principaux tons roses et blancs.
Tờ Hindustan Times (Ấn Độ) liệt kê 8 điểm đến thỏa lòng những tín đồ yêu màu hồng, thích vi vu.
“Ấm áp, dịu dàng, xinh đẹp như một tòa lâu đài trong thế giới cổ tích. Giữa một đô thị nhộn nhịp, không gian nhà thờ Tân Định lại làm tôi cảm thấy rất thư thái, bình yên đến lạ. Rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới mách nhau tìm đến nơi này”, anh Rohit Kumar, du khách người Ấn Độ, chia sẻ.
Nhà thờ Tân Định (quận 3, TP.HCM) được ví như một công trình cổ kính màu hồng biểu trưng cho tôn giáo, và ngọt ngào, xinh đẹp như một chiếc bánh kem.
Màu hồng chính là điểm nhấn độc đáo, bắt mắt và đặc trưng riêng của nhà thờ Tân Định so với những nhà thờ khác tại Việt Nam. Người dân tại TP.HCM cũng thường gọi là “nhà thờ màu hồng”.
Mang phong cách Gothic kết hợp Roman, pha chút Baroque ở những nét trang trí, nhà thờ Tân Định toát lên vẻ đẹp cổ điển của phương Tây và nét hiện đại, trẻ trung từ chính tông màu hồng và trắng.
Đền Mariamman – ngôi đền Ấn Độ – Le temple Hindu
Le temple Ba An, également connue sous le nom de temple Mariamman, a été construite au début du XXe siècle dans le style hindou par un groupe d’Indiens immigrés à Saigon. Cet endroit vénère un dieu nommé Mariamman et se combine avec les croyances culturelles indigènes, vénérant également des statues de Bouddha, c’est pourquoi on l’appelle aussi une pagode. C’est l’un des trois temples à l’architecture hindoue situés au centre d’Hô Chi Minh-Ville. Par conséquent, chaque jour, le temple accueille des centaines de touristes nationaux et étrangers pour prier et visiter.
Le nom original de cette pagode vient du nom de la déesse Mariamman – l’incarnation du dieu de la pluie – le dieu symbolisant la terre fertile et les récoltes abondantes. La déesse Mariamman est une très belle jeune femme avec un visage rouge, une tenue rouge et de nombreux bras symbolisant une force illimitée. Les Indiens croient que Dieu Mariamman a également la capacité de guérir, c’est pourquoi le temple attire toujours de nombreux touristes qui viennent le visiter et prier.
Chùa Bà Ấn còn được gọi là đền Mariamman được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo phong cách Hindu, do một bộ phận người Ấn nhập cư vào Sài Gòn. Địa điểm này thờ thần tên Mariamman và kết hợp với những nét tín ngưỡng văn hóa bản địa, cũng thờ tượng Phật nên còn được gọi là chùa. Đây là một trong ba ngôi chùa có kiến trúc Hindu giáo tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, mỗi ngày ngôi chùa đón hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước đến cầu nguyện, tham quan
Tên gốc của ngôi chùa này xuất phát từ tên của nữ thần Mariamman – hiện thân của thần Mưa – vị thần tượng trưng cho đất đai màu mỡ và mùa màng bội thu. Nữ thần Mariamman là người phụ nữ trẻ vô cùng xinh đẹp với khuôn mặt hung đỏ, trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho sức mạnh vô biên. Người Ấn Độ quan niệm rằng, thần Mariamman còn có khả năng chữa bệnh, vì vậy ngôi đền luôn thu hút đông đảo du khách tới thăm và cầu xin.
Bưu điện Thành phố – La poste
La construction du bureau de poste de la ville a commencé de 1886 à 1891 sous la direction du talentueux architecte français Gustave Eiffel.
Pendant la guerre, la poste de la ville a joué un rôle important dans la communication entre la population et l’armée, ainsi que dans la transmission d’informations et de nouvelles entre différents endroits du Sud. Durant cette période, le centre postal a été rénové et modernisé pour répondre aux besoins des militaires et de la population.
Le point culminant et l’impression du bureau de poste de la ville pour les visiteurs sont le toit et les grandes portes en forme de dôme le long des plafonds du bâtiment. Le carrelage brillant de couleur crème rend l’espace plus ouvert. Les deux côtés du bâtiment représentent deux cartes historiques de l’ancienne Hô Chi Minh-Ville. Des rangées de piliers en fer vert avec des rangées de chaises en bois sont soigneusement disposées des deux côtés de l’entrée. En vous reposant ici, vous aurez l’impression d’attendre un train. Au centre de la Poste se trouve l’image du grand président Ho Chi Minh.
Au milieu de la Poste se trouve une grande horloge aux lignes décoratives délicates. Au-dessous de l’horloge se trouvent des chiffres indiquant l’année de construction et d’inauguration du bâtiment. Le bureau de poste de la ville présente un style architectural occidental et est intelligemment combiné avec des éléments classiques orientaux, créant ainsi un ensemble extrêmement attrayant.
Au-dessus des portes se trouvent des statues en relief portant des couronnes de laurier et des plaques nominant les inventeurs du télégraphe et de l’électricité : Laplace, Voltaire, Arage,…
De nos jours, peu de gens se rendent au bureau de poste pour envoyer des lettres, mais le bureau de poste municipal continue de servir ses clients avec des services tels que le courrier programmé, la livraison express, les souvenirs, la livraison de fleurs et la livraison de cadeaux. …
Bưu điện thành phố bắt đầu xây dựng vào năm 1886 cho đến năm 1891 dưới bàn tay của nhà kiến trúc sư tài ba người Pháp – Gustave Eiffel.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh, bưu điện thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc giữa người dân và quân đội, cũng như trong việc truyền tải thông tin và tin tức giữa các địa điểm khác nhau ở miền Nam. Trong giai đoạn này, trung tâm bưu điện đã được cải tạo và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của quân đội và dân cư
Điểm nổi bật và gây ấn tượng của Bưu điện thành phố với du khách chính là những mái nhà, ô cửa mái vòm lớn nằm dọc các trần toà nhà. Sàn lát gạch màu kem, sáng bóng làm cho không gian thêm rộng mở. Hai bên toà nhà khắc họa hai bản đồ lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh xưa. Những hàng cột sắt màu xanh lá cây với những hàng ghế gỗ được xếp ngay ngắn hai bên lối vào. Khi ngồi nghỉ tại đây, bạn sẽ cảm giác giống như đang ngồi đợi tàu. Ở chính giữa trung tâm Bưu điện là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Chính giữa Bưu điện là chiếc đồng hồ lớn với những đường nét trang trí tinh tế, phía dưới đồng hồ là những con số thể hiện năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà. Bưu điện thành phố vừa mang phong cách kiến trúc phương Tây vừa khéo léo kết hợp vài nét cổ điển phương Đông tạo nên tổng thể vô cùng cuốn hút.
Trên những ô cửa là những bức tượng đội vòng nguyệt quế được đắp nổi cùng các tấm biển ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện: Laplace, Voltaire, Arage,…
Ngày nay, không còn nhiều người đến bưu điện gửi thư nhưng Bưu điện thành phố vẫn hoạt động phục vụ khách hàng với những dịch vụ như: bưu phẩm ghi số hẹn giờ, chuyển phát nhanh, đồ lưu niệm, điện hoa, điện quà…
Địa chỉ: Số 125 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1.
Giá vé: Miễn phí.
Giờ mở cửa: 7:00 – 19:00.
Ngay bên hông nhà thờ Đức Bà là bưu điện Thành phố. Đây là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng sự giao thoa văn hóa phương Tây và Á Đông trong từng đường nét thiết kế và hoa văn điêu khắc.
Chùa Ngọc Hoàng – palais de l’empereur de Jade
La pagode Phuoc Hai, également connue sous le nom de pagode de l’empereur de Jade ou palais de l’empereur de Jade, est située au 73 Mai Thi Luu, quartier Da Kao, district 1, à 2 km du bureau de poste de Saigon.
La pagode était à l’origine un sanctuaire dédié à l’empereur de Jade, construit par un homme nommé Luu Minh (nom du Dharma Liu Daoyuan, originaire du Guangdong, en Chine) au début du 20e siècle.
En 1982, le vénérable Thich Vinh Khuong est venu reprendre le sanctuaire. Depuis lors, ce sanctuaire appartient à la Sangha bouddhiste du Vietnam.
En 1984, le Palais de l’Empereur de Jade a été rebaptisé « Phuoc Hai Tu ».
La salle principale vénère l’empereur de Jade, Huyen Thien Bac De avec ses soldats et généraux célestes, en plus d’adorer le bodhisattva Avalokiteśvara, le bodhisattva Mahasthamaprapta et d’autres dieux des croyances chinoises…
La plus grande fête est celle de l’Empereur de Jade, qui a lieu chaque année le 9 janvier (calendrier lunaire), qui est censé être l’anniversaire de l’Empereur de Jade.
La Pagode de l’Empereur de Jade est également un lieu sacré pour prier.
Dans l’après-midi du 24 mai 2016, le président des États-Unis d’Amérique Barack Obama a visité la Pagode de l’Empereur de Jade lors de sa visite officielle au Vietnam.
Là ngôi chùa có hơn 100 năm tuổi, chùa Ngọc Hoàng vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa với mái ngói âm dương. Xưa nay ngôi chùa vẫn là địa điểm nổi tiếng linh thiêng, là nơi chiêm bái cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu con.
Chùa Phước Hải, còn gọi là Chùa Ngọc Hoàng, Điện Ngọc Hoàng, tọa lạc ở số 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, cách Bưu điện Sài Gòn 2km.
Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”.
Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng, ngoài ra còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và các vị thần linh của tín ngưỡng Trung Hoa…
Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, tương truyền là ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế.
Chùa Ngọc Hoàng cũng là 1 địa điểm linh thiêng để cầu tự.
Chiều ngày 24/05/2016, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông.
Chùa Bà Thiên Hậu
Cette pagode est l’un des plus anciens lieux de culte du peuple chinois à Hô Chi Minh Ville, vieux de près de 200 ans. Ce lieu est depuis longtemps devenu un lieu spirituel réputé et a une certaine influence sur la vie spirituelle des peuples autochtones. Le temple vénère Thien Hau, de son vrai nom Lam Mac Nuong, né sur l’île de Mi Chau, dans le Fujian, en Chine.
Priez pour la paix au Temple, priez pour l’amour ici.
Alors qu’elle n’avait que 14 mois, elle était dotée de capacités naturelles dans de nombreux domaines et fut plus tard vénérée par les Chinois pour exprimer leur gratitude. À l’âge de huit ans, elle a appris à lire et à onze ans, elle a pratiqué le taoïsme. À l’âge de treize ans, elle reçut un poème céleste : le Dieu de la médecine martiale descendit pour lui donner un ensemble de « Secrets Originaux ». Après cela, elle a trouvé une autre pile de livres anciens sous le puits, et elle s’est appuyée sur eux pour pratiquer et atteindre l’illumination. Un jour, son père, Lam Tich Khanh, était sur un bateau transportant du sel vers la province du Jiangxi avec ses deux frères pour faire des affaires, mais en chemin ils ont rencontré une grosse tempête. A cette époque, elle tissait du tissu à côté de sa mère mais était en transe pour aller sauver son père et ses deux frères. Elle a utilisé ses dents pour mordre la croix de la chemise de son père et a tenu ses deux frères à deux mains. Cependant, entre-temps, sa mère l’a appelée et elle a été obligée de répondre. Au moment où elle ouvrait les lèvres pour répondre à sa mère, une énorme vague emporta son père et elle ne put sauver que ses deux frères. Depuis, lorsque les gens du coin ont des bateaux en difficulté en mer, ils l’appellent. En 1110 (Canh Dan), la dynastie Song l’ordonna « Thien Hau Thanh Mau ».
Selon la légende, lorsque les Chinois ont quitté le Guangdong, en Chine, pour s’installer au Vietnam, leur voyage s’est déroulé de manière extrêmement fluide et sûre. Par conséquent, ils croient que l’épiphanie de Thien Hau les a aidés à surmonter de nombreux obstacles et à s’installer.
Juste à côté de la pagode se trouve la salle de l’Assemblée Tue Thanh, un quartier animé où vivent de nombreux Chinois du Guangdong, en Chine.
La pagode Ba Thien Hau conserve actuellement plus de 400 antiquités, dont des peintures en relief des quatre animaux sacrés : Dragon, Lircone, Tortue, Phoneix. Même sur les avant-toits, le toit et les murs du temple, il y a aussi des statues en céramique et des reliefs sculptés selon les classiques chinois.
La pagode possède une impressionnante architecture en forme de sceau, comprenant un complexe de 4 pavillons reliés entre eux pour former le mot « khau » ou « quoc ».
Toit du temple
Le toit du temple est décoré de nombreux motifs et figures réalisés à partir de matériaux céramiques produits à partir des fours Buu Nguyen et Dong Hoa. Il y a des scènes de « culte des ancêtres », de « combat contre l’anneau » et le motif de « deux dragons se battant pour des perles ». A cela s’ajoutent des images de fées et de fées avec les mots « Harmonie de deux fées ».
Premier palais
De chaque côté de l’entrée du hall d’entrée se trouvent deux autels. Le côté droit vénère Phuc Duc Chanh Than, le gauche vénère le Dieu de la Porte.
Stèles en pierre gravées de la légende de Thien Hau Thanh Mau et peintures la représentant apparaissant sur les vagues.
Palais Central
La salle centrale du temple, l’urne « Phat Lan », comprend 5 objets extrêmement délicatement sculptés. En particulier, des deux côtés se trouvent des images sculptées d’un bateau-dragon et d’un ancien palanquin peint en rouge et doré. Ce sont les deux objets couramment utilisés pour accueillir Dame Thien Hau lors de la cérémonie principale du temple.
Palais Hau – Palais principal, également connu sous le nom de palais Thien Hau
Le hall arrière du temple est la pièce principale dédiée au culte de Thien Hau Thanh Mau. Sur l’autel se trouvent 3 grandes statues. Parmi elles, la plus grande statue est utilisée à l’occasion de sa mort, sortie dans la cour pour qu’elle puisse en profiter pendant le festival ; La statue du milieu est placée sur la page de l’autel, tandis que la statue du bas est placée dans un palanquin les jours de festival et défilée dans le quartier.
Ngôi chùa này là một trong những nơi thờ tự lâu đời nhất của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, gần 200 năm. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm tâm linh được nhiều người biết đến và có ảnh hưởng nhất định tới đời sống tinh thần của người dân bản địa. Ngôi chùa thờ bà Thiên Hậu, tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ra tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Nguyện Cầu An Yên Tại Chùa, cầu duyên tại đây.
Khi mới 14 tháng tuổi, bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực và sau này được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà đã tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết”. Sau đó, bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi bà dựa vào đó để luyện tập đắc đạo. Trong một lần cha ba là Lâm Tích Khánh ngồi thuyền chở muối đến tỉnh Giang Tây cùng hai anh trai của bà để đi buôn nhưng giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó, bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh.
Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh trai của mình. Tuy nhiên giữa lúc đó mẹ gọi bà, bà buộc phải trả lời. Vừa hở môi để đáp lại mẹ thì con sóng lớn ập đến cuốn cha bà đi mất, bà chỉ cứu được hai người anh. Từ đó, người dân trong vùng khi có thuyền bè gặp nạn ngoài biển đều gọi vái đến bà. Vào năm 1110 (Canh Dần) nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Theo truyền thuyết, khi người Hoa di chuyển từ Quảng Đông, Trung Quốc đến Việt Nam lập nghiệp, hành trình của họ vô cùng suôn sẻ và an toàn. Bởi vậy, họ tin rằng sự hiển linh của bà Thiên Hậu đã giúp họ vượt qua bao trở ngại và an cư lạc nghiệp.
Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành, khu phố tấp nập rất nhiều người Hoa ở Quảng Đông, Trung Quốc sinh sống.
Chùa bà Thiên Hậu hiện lưu giữ khoảng hơn 400 đồ cổ, trong đó có các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Ngay ở phần mái hiên, nóc nhà và vách tường của ngôi chùa cũng có gắn các bức tượng và phù điêu bằng gốm nung được khắc theo điển tích của Trung Quốc.
Ngôi chùa mang kiến trúc hình ấn đầy ấn tượng, bao gồm tổ hợp 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hay chữ “quốc”.
Nóc miếu
Nóc miếu được trang trí nhiều hoa văn, hình nhân bằng chất liệu gốm sứ được sản xuất từ lò Bửu Nguyên và Đồng Hòa. Trong đó có cảnh “bái tổ vinh quy”, “đả võ đài”, mô tuýp “lưỡng long tranh châu”. Cùng với đó là hình ảnh tiên nữ, tiên đồng với hàng chữ “Hòa hợp nhị tiên”.
Tiền điện
Hai bên cửa vào của tiền điện được đặt hai trang thờ. Bên phải thờ Phúc Đức Chánh Thần, bên trái thờ Thần Cửa.
Các bia đá khắc truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và những bức tranh vẽ Bà hiển linh trên sóng nước.
Trung điện
Trung điện của ngôi chùa, bộ lư “Phát lan”, bao gồm 5 món đồ được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Đặc biệt ở hai bên mạn còn chạm khắc hình ảnh chiếc thuyền rồng và kiệu cổ sơn son thếp vàng. Đây chính là 2 vật dụng thường dùng để rước bà Thiên Hậu vào ngày chính lễ của chùa.
Hậu điện – Chính điện, hay còn gọi là Thiên Hậu Cung
Hậu điện của miếu là gian chính đặt thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trên trang thờ có 3 tượng lớn. Trong đó bức tượng lớn nhất để dùng vào dịp vía bà, cung nghinh ra sân cho bà ngự lãm lễ hội; tượng giữa được đặt trên trang thờ, còn tượng dưới cùng được đặt vào kiệu các ngày lễ hội đưa đi diễu hành quanh các khu phố.
Chợ Bến Thành
Pour poser des questions sur le symbole de cette ville, la réponse de tout guide de voyage de Saigon doit impérativement être le marché de Ben Thanh. Construit à la fin du 19ème siècle, Ben Thanh fait partie des marchés les plus anciens et est aujourd’hui aussi l’un des marchés les plus fréquentés.
Le marché de Ben Thanh a à la fois un marché de jour et un marché de nuit. Pendant la journée, le marché vend une gamme complète d’articles allant de la nourriture, des restaurants aux tissus et souvenirs pour servir les touristes. La nuit, le marché se concentre sur deux rues secondaires, principalement pour la nourriture et les souvenirs.
Để hỏi về biểu tượng của thành phố này thì câu trả lời của mọi cẩm nang du lịch Sài Gòn chắc chắn phải có chợ Bến Thành. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, Bến Thành thuộc top những ngôi chợ xưa nhất, nay cũng là một trong những ngôi chợ tấp nập nhất.
Chợ Bến Thành có cả chợ ngày và chợ đêm. Ban ngày, chợ kinh doanh đầy đủ các mặt hàng từ thực phẩm, hàng quán ăn uống, đến vải vóc, đồ lưu niệm phục vụ cho du khách. Ban đêm thì chợ tập trung ở hai con đường bên hông, chủ yếu là hàng ăn và đồ lưu niệm.
Địa chỉ: Cửa Nam – nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và công trường Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, Quận 1.
Giá vé: Miễn phí.
Giờ mở cửa: 7:00 – 23:00. Sau 19 giờ có thêm chợ đêm ngay bên đường Phan Bội Châu.
Dinh Độc Lập – Palais de l’Indépendance
Symbole de paix nationale et Le deuxième symbole de la ville est le Palais de l’Indépendance, également connu sous le nom de Palais de la Réunification. C’était le lieu de travail du gouverneur général de l’Indochine et du président Ngo Dinh Diem avant l’événement du 30 avril 1975. Jusqu’à présent, le Palais de l’Indépendance reste l’une des œuvres architecturales les plus typiques du Sud-Vietnam des années 1960.
- Zone fixe
La zone fixe est un endroit spécial dans le Palais de l’Indépendance, composé de 100 pièces, chaque pièce a son propre caractère unique, y compris la salle du cabinet, la salle de banquet, la salle de présentation des documents nationaux, le bureau et même la chambre de la famille présidentielle. Chaque pièce porte en elle l’histoire de la guerre féroce qu’a traversée notre nation. Les visiteurs seront immergés dans l’espace historique et ressentiront l’esprit de résilience du peuple vietnamien. Lorsque les touristes visitent cette région, ils seront témoins de reliques historiques qui recréent de manière vivante la bataille acharnée du peuple vietnamien. - Domaine thématique
L’espace thématique du Palais de l’Indépendance est un espace créatif où des expositions spéciales sont organisées pour recréer des moments historiques marquants de périodes importantes. C’est l’occasion pour les visiteurs d’assister et d’explorer des événements historiques importants tels que la campagne de Hô Chi Minh, l’accord de Paris et le sentier Hô Chi Minh. - Zone supplémentaire
L’espace supplémentaire du Palais de l’Indépendance est un trésor de photos historiques, emmenant les visiteurs dans le passé et découvrant de précieuses images conservées par le peuple depuis les guerres de résistance héroïques jusqu’à la période où le pays a accédé à l’indépendance. Cette collection a été soigneusement préservée et préservée pour donner aux générations futures une vision fidèle de l’histoire de la nation.
Chaque photo contient l’histoire de l’esprit combatif résilient et indomptable de nos ancêtres. En regardant ces images, les visiteurs peuvent ressentir toute la fierté et la gratitude envers ceux qui ont sacrifié leur vie et ont consacré leur vie à construire une vie paisible pour nous aujourd’hui.
Biểu tượng thứ hai của thành phố là dinh Độc Lập, hay còn được gọi là dinh Thống Nhất. Đây là nơi làm việc của Toàn quyền Đông Dương và Tổng thống Ngô Đình Diệm trước sự kiện 30/4/1975. Đến nay, dinh Độc Lập vẫn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của miền Nam Việt Nam những năm 1960.
Dinh Độc Lập được xây dựng trên diện tích 4.500m2 và có diện tích sử dụng lên tới 20.000m2. Dinh có ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng, hai tầng hầm, tầng nền và sân thượng đồng thời là sân bay trực thăng.
Khu Cố Định
Nguồn ảnh: Tràng An
Khu vực cố định là nơi đặc biệt trong Dinh Độc Lập, bao gồm 100 căn phòng,mỗi căn phòng mang đậm nét riêng biệt, bao gồm phòng nội các, phòng đại yến, phòng trình quốc thư, phòng làm việc và cả phòng ngủ của gia đình tổng thống. Mỗi căn phòng mang trong mình câu chuyện về cuộc chiến khốc liệt mà dân tộc ta đã trải qua. Du khách sẽ được hòa mình vào không gian lịch sử và cảm nhận được tinh thần kiên cường của người Việt Nam. Khi du khách thăm quan khu vực này, họ sẽ được chứng kiến những di tích lịch sử tái hiện một cách sống động cuộc chiến đấu khốc liệt của dân tộc Việt Nam.
Khu Chuyên Đề
Nguồn ảnh: VnExpress
Khu vực chuyên đề tại Dinh Độc Lập là một không gian sáng tạo, nơi tổ chức các cuộc triển lãm đặc biệt nhằm tái hiện những khoảnh khắc lịch sử sống động của thời kỳ quan trọng. Đây là cơ hội để du khách được chứng kiến và khám phá những sự kiện lịch sử quan trọng như chiến dịch Hồ Chí Minh, hiệp định Paris, và Đường Hồ Chí Minh.
Khu Bổ Sung
Khu vực bổ sung tại Dinh Độc Lập là một kho tàng ảnh lịch sử, đưa du khách trở về quá khứ và khám phá những hình ảnh quý giá do người dân lưu giữ từ những cuộc kháng chiến hào hùng cho đến thời kỳ đất nước đạt được độc lập. Bộ sưu tập này đã được bảo quản và gìn giữ cẩn thận để mang đến cho các thế hệ sau một cái nhìn chân thực về lịch sử dân tộc.
Mỗi bức ảnh chứa đựng câu chuyện về tinh thần chiến đấu kiên cường và bất khuất của cha ông chúng ta. Nhìn vào những hình ảnh ấy, du khách có thể cảm nhận hết niềm tự hào và lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh xương máu, dành cả cuộc đời để xây dựng cuộc sống hòa bình cho chúng ta ngày hôm nay.
Với thiết kế tài tình, khéo léo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công trình Dinh Độc Lập là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc hiện đại và Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Bố cục của Dinh Độc Lập từ mặt bằng tổng thể cho đến mặt bằng tòa nhà đều sắp đặt theo triết học phương Đông một cách thâm tuý, thể hiện qua chiết tự chữ Hán, để gửi gắm những điều tốt lành cho dân tộc Việt Nam:
Toàn thể bình diện là hình chữ Cát, có nghĩa là tốt lành và may mắn;
Trung tâm tạo hình chữ Khẩu, để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận;
Cột cờ chính giữa chữ Khẩu tựa nét sổ thẳng tạo thành chữ Trung, nhắc nhở về sự trung kiên;
Ba nét gạch ngang được tạo bởi các mái hiên lầu xung quanh, mái hiên bao lơn danh dự và mái hiên tiền sảnh tạo hình chữ Tam, tượng trưng cho Nhân – Minh – Võ đức;
Khi nối ba nét gạch ngang bằng một nét sổ thẳng thì sẽ cho ra chữ Vương, kết hợp với kỳ đài phía trên làm nét chấm, tạo thành chữ Chủ. Vương – Chủ chính là chủ quyền quốc gia;
Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu hai và lầu ba kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng hai cột bọc gỗ tạo thành hình chữ Hưng, để cầu mong sự hưng thịnh.
Hơn 100 căn phòng ở Dinh Độc Lập được trang trí theo những phong cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn tạo nên vẻ đẹp thanh tao, nhã nhặn cho Dinh Độc Lập thông qua các bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc dọc hành lang tầng hai. Những bức rèm này còn có tác dụng chống nắng hướng Tây, đón nắng nắng hướng Bắc, chắn gió, và che chắn kín đáo.
Ngoài ra, các đường nét kiến trúc bên trong Dinh đều sổ ngay thẳng, bằng phẳng, để gợi nhắc về sự “quang minh chính đại”.
Trước mặt Dinh Độc Lập là con đường Lê Duẩn cùng công viên 30/4 phủ đầy cây xanh. Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1.
Giá vé: Người lớn: 40.000 VND / người / lượt.Sinh viên: 20.000 VND / người / lượt.Học sinh (từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 10.000 VND / người / lượt.
Giờ mở cửa: Sáng: Từ 7:30 đến 11:00Chiều: Từ 13:00 đến 16:00
Nhà thờ Đức Bà – Cathédrale Notre Dame
L’un des « témoins historiques » de l’influence française à Saigon est la cathédrale Notre-Dame. Présente dans la ville depuis le XVIIe siècle, l’église conserve encore son architecture française d’origine avec des tuiles rouges et deux grands clochers. Devant l’église se trouve également un petit parc où se trouve la statue sacrée de Notre-Dame de la Paix.
Một trong những “chứng nhân lịch sử” cho sự ảnh hưởng của người Pháp tại Sài Gòn chính là nhà thờ Đức Bà. Đã có mặt ở thành phố từ những năm thế kỷ 17, nhà thờ vẫn vẹn nguyên nét kiến trúc đậm chất Pháp với ngói đỏ, hai tháp chuông lớn. Trước nhà thờ còn có một công viên nhỏ, nơi đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình linh thiêng.
Từ tháng 07/2017, đợt trùng tu lớn bắt đầu, nhà thờ Đức Bà không còn mở cửa cho khách tham quan mà chỉ hoạt động trong giờ thánh lễ. Theo dự kiến, đến năm 2019, quá trình tu sửa sẽ hoàn thành và khách tham quan có thể vào bên trong như thường lệ.
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1.Giá vé: Miễn phí.
Giờ mở cửa: 7:00 – 19:00, nhưng khách du lịch nên hạn chế vào bên trong nhà thờ trong giờ thánh lễ.
Bảo tàng Y học Cổ truyền Fito
Địa chỉ: 41 Hoàng Dư Khương, Quận 10. Giá vé: 120.000đ/người. Ưu đãi: Mua 10 vé tặng 3 vé.
Bảo tàng Fito có hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay như: dao cầu – thuyền tán dùng để cắt thuốc, tán thuốc có tuổi đời khoảng 2.500 năm. Đặc biệt, trong đó có một số hiện vật quý hiếm như dao cầu được mang về từ quê hương của thiền sư Tuệ Tĩnh và đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác.
Nằm nép mình tại một con đường nhỏ bé, bảo tàng Fito là sản phẩm từ đam mê với nghề thuốc cổ truyền của ông Lê Khắc Tâm. Với mong muốn bảo tồn những tài sản quý giá, tôn vinh nền y học cổ truyền Việt Nam, đồng thời giúp những người quan tâm có thể tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu, ông ấp ủ ý tưởng phải xây dựng một bảo tàng về nghề y.
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Được sử dụng lại từ một tòa nhà do người Pháp xây dựng từ những năm 90 thế kỷ 19, bảo tàng Thành phố vẫn là sự kết hợp đầy tinh tế giữa nét kiến trúc Á – Âu. Đến với bảo tàng, bạn sẽ được tìm hiểu lịch sử hình thành nên thành phố mang tên Bác này qua từng thời kỳ.
Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, Quận 1.Giá vé: 5.000 VND / lượt.Giờ mở cửa: 7:30 – 18:00 từ thứ Hai đến Chủ Nhật, kể cả các ngày Lễ, Tết.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh – Musée des vestiges de guerre
Musée des vestiges de guerre dont le nom anglais est War Remnants Museum, appartient au système des Musées pour la paix mondiale et au Conseil mondial des musées (ICOM). Ce lieu collecte, stocke, préserve et expose des documents, des images et des artefacts illustrant les conséquences dévastatrices de la guerre du Vietnam.
Dans le même temps, le musée transmet également le message de l’esprit combatif, de la lutte pour protéger l’indépendance et la liberté nationales et du caractère précieux de la paix et de l’amitié entre les peuples.
Après l’unification des deux régions, le 4 septembre 1975, la Maison d’exposition des crimes de marionnettes des États-Unis a été inaugurée pour préserver les preuves de la guerre, de la guerre de résistance contre les Français à la guerre de résistance contre les États-Unis. Après cela, ce lieu a été rebaptisé Maison d’exposition des crimes de guerre et d’agression le 10 novembre 1990. Le 4 juillet 1995, il devient officiellement le Musée des Vestiges de Guerre.
Le rez-de-chaussée du Musée des Vestiges de Guerre présente des artefacts et des images sur le thème : « Le monde a soutenu la résistance du Vietnam contre l’Amérique » reflétant l’histoire de la période 1954 – 1975. Ce thème comprend 100 photos et 145 types de documents et artefacts, recréer des rassemblements, des manifestations, des conférences et des séminaires de personnes du monde entier pour protester contre la guerre d’agression américaine et soutenir le peuple vietnamien dans la défense de sa souveraineté nationale.
La zone située à l’extérieur du rez-de-chaussée du musée est l’endroit où sont exposés des objets de grande taille conservés lors de la guerre féroce. Ici, les visiteurs exploreront le thème : « Le régime carcéral pendant la guerre d’invasion au Vietnam ». Le musée a construit une maquette simulant la prison construite par les États-Unis et le gouvernement de Saigon pour emprisonner les soldats révolutionnaires.
Le premier étage du Musée des Vestiges de Guerre présente deux thèmes : « Crimes de guerre d’agression » et « Conséquences de l’Agent Orange ». En particulier, le thème « Crimes de guerre d’agression » comprend 22 documents, 243 artefacts et 125 photos mettant en lumière les crimes commis pendant la guerre de résistance contre les États-Unis et les conséquences douloureuses que notre peuple a dû supporter.
Le thème « Conséquences de l’Agent Orange » se concentrera sur la dévastation de l’Agent Orange. Grâce à cela, nous comprendrons mieux les graves conséquences que ce type d’herbicide entraîne sur notre peuple et notre pays.
De plus, le premier étage offre également aux visiteurs une vue détaillée du massacre de My Lai à Son My, Quang Ngai. La plus célèbre ici est la photo “Napalm Baby” du journaliste Huynh Cong Ut (Nick Ut).
Le 2ème étage est l’espace d’exposition thématique « Faits historiques » avec 66 photos, 20 documents et 153 artefacts. Ce sujet rappelle les crimes d’agression commis par les colonialistes français et les impérialistes américains. En outre, il y a le thème “Souvenir”, comprenant une collection de photos prises par des journalistes décédés alors qu’ils travaillaient sur le champ de bataille d’Indochine.
Là bảo tàng nổi tiếng nhất thành phố, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật, tư liệu về các cuộc chiến tranh Việt Nam và hậu quả nặng nề mà chúng để lại. Ngoài ra, bảo tàng còn thường xuyên tổ chức các chuyên đề triển lãm khác nhau, với mong muốn luôn đổi mới và ngày một thu hút du khách hơn nữa.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh có tên tiếng Anh là War Remnants Museum, thuộc hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Nơi đây sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật để khắc họa lại hậu quả tàn khốc của chiến tranh tại Việt Nam.
Đồng thời bảo tàng cũng truyền tải thông điệp về tinh thần chiến đấu, đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do dân tộc và sự quý giá của hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Sau khi thống nhất hai miền, ngày 04/09/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa để lưu lại những chứng tích của chiến tranh, từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ. Sau đó, nơi đây được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược vào ngày 10/11/1990. Đến ngày 04/07/1995 thì chính thức trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, Quận 3.Giá vé: 40.000 VND / người lớn – 20.000 VND / học sinh, sinh viên, trẻ emGiờ mở cửa: 7:30 – 18:00 từ thứ Hai đến Chủ Nhật, kể cả các ngày Lễ, Tết.
Tầng trệt bảo tàng
Tầng trệt của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày các hiện vật, tranh ảnh chuyên đề: “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ” phản ánh lịch sử giai đoạn 1954 – 1975. Chuyên đề này gồm có 100 bức ảnh và 145 loại tư liệu, hiện vật tái hiện những cuộc mít tinh, biểu tình, các hội nghị và hội thảo của nhân dân trên toàn thế giới để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và ủng hộ nhân dân Việt Nam bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Khu vực bên ngoài tầng trệt bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật có kích thước lớn được lưu giữ từ cuộc chiến tranh khốc liệt. Tại đây, khách tham quan sẽ được khám phá chuyên đề: “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”. Bảo tàng đã xây dựng mô hình mô phỏng lại nhà tù do Mỹ và chính quyền Sài Gòn xây dựng để giam cầm những chiến sĩ cách mạng.
Lầu 1 tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày hai chuyên đề là “Tội ác chiến tranh xâm lược” và “Hậu quả chất độc màu da cam”. Trong đó, chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược” bao gồm 22 tài liệu, 243 hiện vật và 125 bức ảnh nêu bật những tội ác trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và những hậu quả đau thương mà nhân dân ta đã phải chịu.
Chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam” sẽ tập trung khắc họa sự tàn phá của chất độc da cam. Qua đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những hệ lụy nặng nề mà loại chất diệt cỏ này để gây ra cho đồng bào và đất nước ta.
Ngoài ra, khu vực lầu 1 cũng cũng mang đến cho khách tham quan cái nhìn chi tiết về cuộc thảm sát Mỹ Lai ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi. Tại đây nổi tiếng nhất là tấm ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên Huỳnh Công Út (Nick Út).
Lầu 2 là khu vực trưng bày chuyên đề “Những sự thật lịch sử” với 66 bức ảnh, 20 tài liệu và 153 hiện vật. Chuyên đề này gợi nhắc về những tội ác xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó là chuyên đề “Hồi niệm” gồm bộ sưu tập những bức ảnh được chụp lại bởi các phóng viên đã mất khi tác nghiệp tại chiến trường Đông Dương.
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố
Nếu là người yêu nghệ thuật thì hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua bảo tàng Mỹ thuật Thành phố. Ngoài các hiện vật có giá trị, bản thân bảo tàng còn mang những câu chuyện riêng hấp dẫn không kém. Trước đây, ngôi nhà từng là dinh thự của chú Hỏa – Hứa Bổn Hòa, người là “vua đất” của Sài Gòn thế kỷ trước.
Địa chỉ: 97 Phó Đức Chính, Quận 1.Giá vé: 30.000 VND / người lớn – 15.000 / học sinh, sinh viên, trẻ em
Giờ mở cửa:9:00 – 17:00 từ thứ Ba đến Chủ Nhật.
Khu vực người Hoa – Chợ Lớn
Cũng như nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, Sài Gòn cũng có riêng một khu “Chinatown” cho riêng mình, được gọi với cái tên Chợ Lớn. Trải rộng khắp khu vực quận 5, 6, 10 và 11, người Hoa chiếm đến 15% dân số, mang những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt.
Gọi là Chợ Lớn nhưng bạn sẽ không thể tìm được cái chợ nào có tên như vậy. Gọi là khu Chợ Lớn, bao gồm 2 chợ nổi tiếng nhất là chợ Kim Biên và chợ Bình Tây và các chợ nhỏ khác. Khu chợ Lớn là nơi tập trung buôn bán và sinh sống chủ yếu của người Hoa hoặc Việt gốc Hoa. Bạn có thể tìm thấy nhiều món ăn Trung Quốc hoặc chùa chiền kiến trúc mang âm hưởng Trung Quốc tại đây. Trong khu Chợ Lớn bạn có thể mua được tất cả mọi thứ nhé, chợ Bình Tây bán thập cẩm các loại mà có thể sẽ không tìm thấy đươc ở các khu chợ khác đâu
Chợ Hồ Thị Kỷ
Thiên đường ăn uống và mua sắm mà bất kỳ bạn trẻ nào đến Sài Gòn cũng muốn đặt chân đến đây một lần. Chợ hoa, chợ mắt kiếng và đặt biệt là khu ăn uống với hàng trăm món ăn vặt siêu hút khách, bạn đến đây sẽ không cưỡng lại được mùi thơm tuyệt vời của những món ăn đường phố.
Đường Sách Nguyễn Văn Bình
Đường sách Nguyễn Văn Bình được ra đời với mong muốn cổ vũ văn hóa đọc. Trên con đường nhỏ bên hông bưu điện thành phố tập trung hơn 20 gian hàng của các nhà xuất bản, quán café, khu mua bán và trưng bày sách cũ… Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, đường sách vừa là một điểm vui chơi, dạo phố mới của người dân; vừa là địa điểm tổ chức các hoạt động ra mắt, giao lưu sách.
Ngắm nhìn Sài Gòn từ trên cao tại Landmark 81
Khi có cơ hội du lịch Sài Gòn, bạn nhất định phải ghé thăm toà nhà cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á — Vincom Landmark 81. Mở cửa vào năm 2019, thành tựu kiến trúc này chào đón hàng ngàn khách tham quan nhờ vào thiết kế đặc biệt và đài quan sát SkyView nằm từ tần 79 đến 81 ở độ cao 461,3 mét. Với toàn cảnh thành phố tuyệt đẹp nhìn từ đài quan sát, đây thực sự là một trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Một trong những điểm đông đúc nhất của Sài Gòn mỗi khi đêm xuống chính là phố đi bộ Nguyễn Huệ. Con đường dài chỉ dành riêng cho người đi bộ; hai bên là các hàng quán, quán café, và các trung tâm giải trí được giới trẻ yêu thích nhất.
Những địa điểm thú vị quanh phố đi bộ: Saigon Garden, chung cư café 42 Nguyễn Huệ, các thương hiệu trà sữa nổi tiếng hai bên đường, Zone 87…
Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ (Lê Thánh Tôn đi thẳng, đến Ủy ban Nhân dân Quận 1 thì quẹo trái), phường Bến Nghé, Quận 1.
Giá vé: Miễn phí.Giờ mở cửa: Cả ngày. Phố đi bộ cấm xe lưu thông mỗi thứ 7 và Chủ Nhật.
Phố Tây Bùi Viện
Bùi Viện là nơi minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói “Sài Gòn không ngủ”. Con phố nhộn nhịp giữa lòng quận 1 được chắn xe, trở thành phố đi bộ mỗi tối thứ 7 và Chủ Nhật. Còn mỗi tối các ngày trong tuần thì xe vẫn lưu thông được như thường lệ, nhưng do phố khá đi đông đúc, có thể bạn sẽ muốn gửi xe rồi thả bộ khám phá đấy. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều điểm gửi xe ngay trên con đường Bùi Viện, giá từ 10.000 VND / chiếc.
Khu Bùi Viện bắt đầu “lên đèn” từ sau 19:00 mỗi ngày cho đến 2:00 hôm sau. Phố đi bộ Bùi Viện cấm xe lưu thông từ 19:00 đến 2:00 sáng hôm sau mỗi tối thứ 7 và Chủ Nhật.
Sights of a City SAIGON – CHOLON
Book a tour – Reservez une visite – Đặt 1 chuyến tham quan
Tour du lịch Sài Gòn với dân địa phương – Tour Saigon local
Chung cư 42 Nguyễn Huệ Sài Gòn – boutique vintage à Sai Gon
Sài Gòn về đêm đi đâu – Où aller à Saigon le soir ?