Miêu vương trại – thành trì cổ của tộc Miêu, vua Miêu giữa núi rừng Tây Nam
Miêu Vương Thành hay còn gọi là Trại Miêu Vương, Miêu Vương Thành Đồng Nhân, Quý Châu
Trại Miêu Vương hay còn gọi là Tây Giang Miêu Trại hoặc Thiên Hộ Miêu Trại, là một làng cổ của 1.000 hộ dân tộc Miêu sinh sống, nằm ở tỉnh Quý Châu thuộc Tây Nam – Trung Quốc, cách Phượng Hoàng Cổ Trấn khoảng 5 giờ đồng hồ di chuyển bằng ô tô.
Từ vài nghìn năm trước, dân tộc Miêu đã hình thành và phát triển ngành Đông y cổ truyền, đã chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phong tê thấp. Bên cạnh đó, Trại Miêu Vương trước đây từng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự của dân tộc Miêu.
Miêu Làng còn được gọi tên là “Thiên hộ miêu trại”, nơi có hàng ngàn nóc nhà đã làm nên danh tiếng của cổ trấn vùng cao. Ngôi làng được xếp vào danh sách những ngôi làng cổ độc đáo và tuyệt nhất thế giới.
Đặc trưng ở Miêu Làng là những ngôi nhà cổ đơn sơ, chạy dài theo những sườn dốc xếp tầng lên nhau trông rất đẹp mắt. Từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ chìm đắm vào nhãn quang của một khung cảnh ước lệ, choáng ngợp của rất nhiều mái ngói dày đặc trông rất đẹp mắt.
Tại Miêu Làng còn có một quảng trường để người dân giao lưu với nhau, có sân chơi thể thao và có cả một khu chợ truyền thống vùng cao, nơi bạn có thể mua những đặc sản vùng miền. Hơn thế nữa, Miêu Làng còn có một nông trại trên cả tuyệt vời, bước vào nông trại bạn sẽ đi qua những thửa ruộng xanh mát, đứng giữa đồng hoa ngắm nhìn những căn nhà gỗ đằng xa thật đẹp, quả thực là một địa điểm thiên đường cho du khách.
Lịch sử Trại Miêu Vương – Miêu Vương Thành
Miêu Vương Thành trước đây từng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự của dân tộc Miêu. Đ
Dân tộc Miêu ở Trung Quốc và người H’mông ở Việt Nam. Trong tiếng Anh gọi là Miao, và địa danh du lịch này có tên là Xijiang Miao Village – làng Miêu Tây Giang. Người Miêu di cư sang Việt Nam và đa số sinh sống ở những tỉnh vùng cao Tây Bắc.
Trong làng Miêu ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc là nơi tập trung dân cư người Miêu đông nhất thế giới, tại đây có khoảng 10.000 người và có hơn 1.000 ngôi nhà cổ. Đặc biệt những ngôi nhà và bản sắc nơi này vẫn được lưu truyền và giữ gìn nét văn hóa đặc trưng rất tốt.
Những nhà truyền giáo Tây phương lần đầu tiếp xúc với nhóm Hmong sống hoang dã ở vùng Tứ- xuyên, Vân-nam vào thế kỷ 17 rất lấy làm ngạc nhiên là họ không có nét thuần Á châu mà lại phảng phất giống caucasian, nhiều người lại có màu tóc hung hoặc bạch kim, và vài người lại có mắt xanh. Có thể là vì thế mà người Hoa gọi họ là Miêu, hay Mèo chăng?
Sự kiện này đã làm các nhà truyền giáo bấy giờ bỏ công tìm hiểu thêm về nguồn gốc của người Hmong. Nhưng sử sách của người Hoa lại hầu như muốn bỏ quên. Ngay cả các nhà sử học người Hoa vẫn cho rằng người Hmong là kẻ thù đầu tiên của Hoa tộc, và xuyên suốt sử Tàu kể từ triều đại đầu tiên cho đến nhà Mãn Thanh, người Hmong đã không ngừng nổi dậy và bị truy diệt bởi quan quân Trung quốc.
Cuốn sách đầu tiên đề cập tương đối đầy đủ về giống Hmong là cuốn “Histoire des Miao” (Lịch sử về Miêu tộc) do nhà truyền giáo F. M. Savina, thuộc Hội truyền giáo hải ngoại, trụ sở đặt tại Paris, cho phát hành năm 1924 sau một thời gian dài chung sống với nhiều bộ tộc Hmong ở miền Bắc Việt Nam và Lào.
Về sau, nhiều nhà sử học đồng ý rằng trong thời cổ đại giống Hmong xuất phát từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia (Tây Bá Lợi Á), rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng-hà vài ngàn năm trước. Huyền thoại của dân tộc Hmong còn lưu truyền vẫn nhắc đến tổ tiên của họ vốn đã sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng. Với người Hmong sống ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, chẳng hề thấy tuyết cho nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là “nước cứng” và “cát trắng mịn”.
Bằng chứng về DNA của người Hmong cho thấy dân tộc này có mối quan hệ di truyền với nhóm người Mon-Khmer có niên đại tối đa khoảng 15-19.000 năm trước, ở vùng Đông Nam Á. Sau đó, dân tộc Hmong tách ra và di cư lên phía bắc đến vùng Đông Á. Tại sao về nhân chủng thì họ giống y hệt người Nhật (cả gen nữa). Song họ lại phân bố khắp Trung Quốc. Một dân tộc có tập quán du canh du cư, sống ở miền có độ cao lạnh, có gen chống lại cái lạnh giá của phương bắc như Nhật, Mông cổ, Eskimo …Người Mông bị Hán hóa nhiều mà họ lại không thể nhiễm văn hóa “Hán” như các dân tộc Choang, Tày Nùng, Giáy, Dao về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục..? Trong khi đó, tiếng Hán hiện nay lại chứa nhiều từ gốc Mông như: trí, nỉa (cha, mẹ), anh, em (cưa tỉ), muội, thủy, hỏa…
Đặc sắc văn hóa
Đặc điểm của người Miêu là họ để tóc dài và búi cao, có cài hoa. Trong những dịp lễ tết quan trọng, người con gái hay mặc trang phục có nhiều bạc trên người, vì theo quan niệm của họ, bạc thể hiện sự quyền quý và giúp xua đuổi tà ma. Với những gia đình người Miêu, họ sẽ tích góp bạc từ 10 năm trước lễ thành hôn cho con gái, với quan điểm con gái có ít bạc hơn sẽ khó lấy chồng và bị thua thiệt hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Trang sức bạc được chạm khắc thủ công rất tinh tế, họ đeo rất nhiều bạc trên người từ mũ, dây chuyền và đồ trang trí, trọng lượng khoảng 5kg, tạo nên một bộ trang phục hết sức độc đáo.
Điểm đặc biệt ở đây là trong 56 dân tộc của Trung Quốc thì dân tộc Miêu có ngày lễ và ngày hội nhiều nhất, với hơn 1.000 lễ hội/năm. Lễ hội lớn nhất của dân tộc Miêu là lễ hội của tình yêu vào tháng 4 hàng năm để những đôi trái gái tìm hiểu nhau. Vào ngày lễ hội tình yêu, những chàng trai và cô gái đứng ở hàng khác nhau và cùng nhau hát đối. Trong khi hát, họ không quên để ý để lựa chọn và thổ lộ tình cảm rất đơn giản bằng cách giẫm chân lên người mình có tình cảm. Khi hai người có cảm tình sẽ hẹn hò vào tối hôm đó ở cầu phong vũ và cô gái sẽ tặng gói xôi ngũ sắc cho chàng trai. Trong quá trình tìm hiểu, hai bên sẽ véo tai nhau và đưa ly rượu lên mời đối phương uống để thể hiện tình cảm dành cho nhau. Sau đó, họ sẽ cùng nhau đốt đuốc và cầm tay nhay nhảy xung quanh đốm lửa. Khi đã cưới nhau rồi thì hai người không được ly dị, nếu không sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Đêm cưới chú rể phải uống hết 108 ly rượu để thể hiện tình yêu của mình đối với cô dâu.
Người Miêu – Một Dân Tộc Lưu Vong
Truyền thuyết kể lại rằng vào thời loạn lạc Ngũ đại (Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu) và Thập quốc (907 – 960), nhà Hậu Chu cố đánh lấy vương quốc Hmong. Đến khi nhà Tống tái thống nhất Trung quốc (Sung: 960-1279), lại cử binh giành lại các đất vùng Hồ-bắc và Hồ-nam. Trong các cuộc giao tranh toàn bộ vương triều của Hmong bị tiêu diệt, và đây cũng là bước ngoặc lịch sử chấm dứt thời vàng son của bộ tộc Miêu.
Truyền kỳ còn được kể lại giữa người Miêu về những ngày bi thảm đó như sau: Hang Tchu là vua của Miêu tộc lúc bấy giờ, đã già và mệt mỏi vì chiến trận, giàn quân kháng cự quân Tống. Con gái duy nhất của Hang Tchu là Ngao Shing cũng cùng xông pha trận tuyến với cha. Nàng không những xinh đẹp mà còn học được phép lạ với lá cờ thần bí, khi phất lên là bảo tố kéo đến phá tan quân Tống.
Tướng nhà Tống là Tỷ Thanh (Ty Ching) cầu hòa với điều kiện là Miêu tộc phải trao lá cờ phép cho họ. Triều thần người Miêu họp bàn và sợ rằng người Hoa bày quỉ kế, nên trao một lá cờ giả. Tỷ Thanh vội dâng lá cờ cho vua Tống, nhưng khi thử với lửa thì biết là không phải lá cờ thật. Tỷ Thanh liền bị bỏ ngục và kết án tử hình nhưng nhờ triều thần can gián cho đoái công chuộc tội. Y liền quay lại đất Hồ giả làm môi giới để cầu hôn Ngao Shing cho thái tử nhà Tống. Vua Miêu chấp thuận nhưng Ngao Shing thì nhất định cự tuyệt, liền bị vua cha bạc đãi đến chết. Nàng qua đời thì cờ phép cũng trở nên vô hiệu cho nên Tỷ Thanh mới có thể tiêu diệt được triều thần Hang Tchu.
Người Hmong lại phải chạy trốn vào vùng Quế-châu và Tứ-xuyên; số khác lại tẩu táng xuống Quảng-đông và Quảng-tây, trở thành những bộ lạc thiểu số. Quan cai trị người Hoa lại còn chia rẽ họ bằng cách phân nhóm và buộc họ phải ăn mặc y phục có màu khác nhau, và từ đó mà ta biết đến nhóm Miêu đen, trắng, hoa, đỏ và xanh. Mỗi nhóm lại cử lên một tộc trưởng, một chức vụ như là tiểu vương (kiatong). Tuy vậy họ vẫn luôn tìm cách liên kết với nhau khi cần chống lại kẻ thù chung là Hoa tộc. Nhiều nhóm Miêu không chịu đựng được sự áp bức đành phải trốn sâu hơn vào rừng ở những tỉnh lân cận. Vài nhóm Miêu đen kéo xuống vùng nam của Hồ-nam và bắc của Quảng-tây, Miêu trắng dời về phía bắc vào vùng Tứ Xuyên, và Miêu hoa trốn về phía tây vào vùng Vân Nam.
Miêu tộc vào Việt Nam
Trước đấy từ năm 1815 đến 1818 đã có người Miêu chạy thoát đến cư ngụ ở Đồng Văn. Sau đó một nhóm tách ra di dân đến vùng bắc của ngọn núi Fan Si Pan, rồi bỗng dưng vài năm sau không ai tìm thấy dấu vết của họ đâu nữa, làng mạc bị bỏ hoang.
Câu chuyện thật ra rất ly kỳ có liên quan đến một tay buôn nha phiến người Tàu tên là Tôn Mã. Nhân một chuyến ghé qua Fan Si Pan để thu mua thuốc phiện, y kể cho dân làng nghe về một vùng đất hoang mầu mỡ ở dãy núi Xieng Khoảng phía đông nước Lào. Thực ra thì y chỉ muốn thủ lợi riêng bởi vì người Miêu lúc bấy giờ chuyên trồng cây nha phiến để bán lại. Trong chuyến buôn kế tiếp y hướng dẫn một nhóm người Miêu tiên phong được “tiểu vương” (kiatong) Lo See Pa giao cho Kue-Vue cầm đầu, tìm đến vùng gần Nong Het. Khu đất rừng thật là phì nhiêu, thế là trong vòng vài năm, họ di dân đến đấy và thiết lập làng mạc xung quanh Nong Het và để tri ân kẻ chỉ đường, họ đặt tên con sông chảy qua là Tôn Mã.
Người Hmong ở Lào và thuốc phiện
Sau khi định cư ở Lào, người Hmong lại phải ác chiến với người Khạ ở vùng Xiêng Khoảng vào nửa cuối thế kỷ thứ 19. Người Khạ hay còn gọi là người Kh’mu vốn là cư dân lâu đời tại Lào, có thể từ thế kỷ thứ 5; ban đầu họ là phiên bang của nước Phù-nam (Funan), sau lại lệ thuộc vương quốc Chân-lạp (Chenla), và rồi Khmer.
Vào thế kỷ 13 và 14, khi nước Nam-chiếu bị người Mông-cổ diệt, bộ tộc Lào và Tày di dân qua đất hạ Lào trở nên đa số và thiết lập vương quốc độc lập Luang Prabang. Từ đó người Khạ bị người Lào khinh miệt và bị bạc đãi tàn tệ, phải sống ở vùng thượng du.
Đọc thêm các bài viết khác về du lịch của mình
Châu Á – sinh ra, lớn lên và ra đi
Du lịch Châu Âu- những năm tháng trời Âu
————————–
Hi Lạp – Vùng Đất Của Các Vị Thần
Romania nỗi sợ mang tên trộm cắp
Bồ Đào Nha – tươi mới, nắng vàng và mê đắm
Tây Ban Nha – điệu nhạc flamenco sôi động
Chuyến road trip ở Ý 15 ngày có lẻ của mình
Paris những năm tháng thanh xuân