Drive my car – có gì ở câu chuyện dài 3 giờ? [review phim]
Drive my car vừa mới vinh dự đoạt giải phim nói tiếng nước ngoài hay nhất của Oscar 2022 năm nay. Trong số 24 tác phẩm cạnh tranh cho giải Cành Cọ Vàng liên hoan phim Cannes 2021 , Drive My Car – bộ phim dựa trên truyện ngắn của Haruki Murakami được cầm trịch bởi Ryusuke Hamaguchi là bộ phim duy nhất đến từ Nhật Bản và cũng là một trong số ít các đại diện châu Á được vinh dự nằm trong danh sách này đồng thời giành giải Kịch bản xuất sắc tại Liên hoan phim Cannes.
Bộ phim điện ảnh dài 3 giờ đồng hồ này được Ryusuke chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên trong tập truyện Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà của Murakami, trong khi truyện chỉ vỏn vẹn hơn 40 trang.
Drive my car mở đầu với một “tiền truyện” 45 phút trước khi câu chuyện chính xuất hiện, giới thiệu mối quan hệ giữa Kafuku và vợ – nhà biên kịch Oto.
Câu chuyện bắt đầu bằng một đoạn độc thoại, ngược sáng trong một căn phòng tối.
Oto (Reika Kirishima) kể cho chồng cô nghe câu chuyện về một cô gái trẻ đột nhập vào nhà một chàng trai trẻ.
Đó là về nỗi sợ hãi, đam mê, khát khao. Giọng nói của cô ấy biến căn phòng tối thành tờ giấy trắng, nơi cô ấy viết kịch bản của mình để không quên nó.
Chồng cô, Yusuke Kafuku (Hidetoshi Nishijima), diễn viên kiêm đạo diễn nhà hát nổi tiếng, kiên nhẫn lắng nghe cô nói, cũng giống như chúng ta, những khán giả, háo hức với câu chuyện của cô. Một cặp đôi đơn giản nhất như bao cặp đôi, với một cuộc sống hàng ngày bình thường thân thiết, cuộc sống chung của họ, sự hưng cảm và thói quen nhỏ của họ. Chúng ta có ấn tượng rằng họ không có gì phải che giấu, rằng giao tiếp của họ trôi chảy, không có bóng tối.
Kafuku và vợ có thấu hiểu nhau, yêu nhau?
Tuy nhiên, trong giờ đầu tiên của bộ phim, dành cho cuộc sống bên nhau của Oto và Yusuke, chúng ta sẽ thấy những khoảng lặng trong cuộc đối thoại của họ, những cử chỉ lơ lửng, những bí mật được tiết lộ.
Bất ngờ khi ta phát hiện ra đằng sau sự ấm êm ấy là một cặp đôi đang rạn vỡ, họ có còn yêu nhau không?
Trong khi Oto không ngừng biểu hiện yêu chồng, Kafuku tình cờ phát hiện vợ ngoại tình với một diễn viên trẻ; ít lâu sau Oto đột tử.
Kafuku không thể làm sáng tỏ điều gì đã xảy ra trong mối quan hệ với vợ; chỉ dằn vặt hoang mang trước câu hỏi đạo diễn Hamaguchi đặt cho các nhân vật trong phim Senses (2015) kéo dài 5 tiếng của ông: Tại sao người ta vẫn không hiểu được một người thân thiết, yêu quý, sống chung nhiều năm tháng?
Và ta cũng không hiểu, tại sao người ta vẫn ngoại tình khi người ta vẫn còn yêu nhau? Hay vốn dĩ tình yêu ấy đã chết rồi, họ chỉ còn nương tựa vào nhau như một thói quen, như là những loài cá “mút đá”, để không bị “trôi” đi theo những “cơn sóng” của “biển khơi”, loài cá này phải bám chặt vào tảng đá?
Bộ phim để trống khoảng thời gian hai năm, từ sau cái chết của Oto đến lúc Kafuku bắt tay vào dựng vở kịch đa ngôn ngữ Cậu Vanya của Chekhov. Trong hai năm đó, người xem không biết anh làm gì để vượt qua nỗi đau mất vợ lẫn những giằng xé sau khi biết Oto ngoại tình với đồng nghiệp. Chỉ biết rằng khoảng thời gian ấy không những không làm lành vết thương mà còn khiến nó ngày một sưng tấy.
Đứng trước nỗi đau, Kafuku chọn cách khóa chặt những tâm tư đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, từ chối đối diện với chính mình. Giống với cô gái có kiếp trước là con cá mút đá trong câu chuyện Oto kể, anh cũng mắc kẹt dưới đáy biển thẳm sâu của hồi ức.
Hình ảnh chiếc xe hơi
Hai năm sau một bi kịch cá nhân với những ân oán chưa được giải quyết, Kafuku chuyển đến Hiroshima, một thành phố có lịch sử thảm họa riêng, để đưa vào phiên bản sân khấu mới Chú Vanya của Anton Chekhov, do các diễn viên nói tiếng mẹ đẻ của họ thể hiện. Là một phần của công việc, anh phải đồng ý có một tài xế riêng, một điều kiện mà anh miễn cưỡng phải chấp nhận. Vì vốn dĩ ngồi sau tay lái của mẫu xe hai cửa đã lỗi thời của anh ấy là một nghi lễ quan trọng với Kafuku.
Cả nhân vật chính Kafuku và cô tài xế trẻ Misaki đều là những người giỏi che giấu tâm trạng của mình. Đối với họ, việc bộc lộ cảm xúc mùi mẫn là một điều không cần thiết. Tuy nhiên, trong không gian gần gũi của chiếc ô tô nhỏ, đời sống nội tâm của hai người bắt đầu được tiết lộ từng chút một.
Trong quá khứ, tôi đã hoàn thành một phim tài liệu về vùng đất Tohoku của nước Nhật. Tôi dành nhiều thời gian cho việc di chuyển bằng ô tô trong lúc quay bộ phim này, vì vậy mà tôi hiểu rằng hoàn cảnh đó có thể gợi lên những cuộc nói chuyện tâm tình giữa người ngồi trong xe. Khi hai con người cùng sát cánh bên nhau, cảm xúc giữa họ đôi khi sẽ hòa vào nhau một cách tự nhiên, nhưng hiếm thấy.
Trong các đoạn hội thoại bình thường, hai người lần lượt đối đáp với nhau theo một trật tự logic, nhưng điều này sẽ khó xảy ra nếu hai nhân vật nói hai ngôn ngữ khác nhau – họ không thật sự hiểu hết câu chữ của người còn lại.
Tuy vậy, tôi tin là việc thông hiểu một bộ phim mà không hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ trong phim là một điều rất khả thi. Thông qua Drive My Car, tôi muốn khán giả được hòa vào mạch cảm xúc của bộ phim mà không bị bó buộc bởi ngôn ngữ, hay chí ít là giảm đi sự ảnh hưởng của yếu tố hiện thực.
Dàn cast của bộ phim cũng có khả năng nói đa ngôn ngữ như trong tác phẩm mà mọi người xem. Diễn viên thủ vai Ryu chỉ thành thạo một ít tiếng Nhật. Dù vậy, đa số diễn viên đều sử dụng tiếng mẹ đẻ.
_ Phỏng vấn Ryusuke Hamaguchi_
Thế giới nội tâm của Kafuku chỉ được giải phóng trong không gian chiếc xe hơi quen thuộc, khi anh đọc thoại nhân vật cậu Vanya theo cuốn băng ghi âm lời của Oto. Đó không chỉ là phương thức giúp họ “trò chuyện” sau khi Oto qua đời, mà còn hé mở cách một tác phẩm nghệ thuật kinh điển cho phép nhân vật nhìn sâu vào bản thể của mình. Cũng bởi ám ảnh quá khứ, Kafuku tìm mọi cách để chạy trốn khỏi vai diễn mà anh đã thuộc lòng trong vở kịch sắp tới
Đúng với tên phim, chiếc xe hơi đóng vai trò cầu nối để nhân vật chính bộc bạch đời mình.
Thế nhưng, càng chạy trốn khỏi nhân vật thì anh lại càng mắc kẹt với chính mình. Dẫu có bật lại cuốn băng cả chục lần để lắng nghe giọng nói của vợ thì Kafuku vẫn không thể nào thấu hiểu cô. Anh triền miên chìm trong sự dằn vặt về việc Oto qua lại với những người đàn ông khác trong khi vẫn yêu chồng. Đồng thời, anh cũng đau đớn vì vào buổi tối định mệnh đó đã không kịp về nhà để cứu sống vợ. “Tôi đã giết vợ mình”, Kafuku cay đắng thừa nhận trong một cảnh phim.
“Từ lúc nào thì tâm hồn ta và người ta yêu thương trở thành những hố sâu tăm tối bất khả xâm phạm”. Hơn cả nỗi cô đơn, đó là câu hỏi đầy day dứt mà đạo diễn Ryusuke Hamaguchi đặt ra xuyên suốt bộ phim.
Cũng trong chiếc xe ấy, 2 năm sau, Kafuku đã gặp gỡ cô gái tài xế Misaki.
Con người là những cá thể cô đơn?
Kafuku cô đơn, ta có thể thấy rõ điều đó.
Misaki cô đơn, điều đó càng được thể hiện rõ ràng.
Rõ ràng là “vỡ vụn” và “lạc lõng” là một mô tả phù hợp với toàn bộ bộ phim.
Là con người dưới đáy xa hội, Misaki, cô ấy lạc loài và trở thành tài xế, cô ấy từng lái xe rác (tập thể) – thấy rõ những thứ rác rưởi mà xã hội đã thải ra, cô ấy lái xe cho các nghệ sĩ (cá nhân) – thấy rõ bi kịch của những con người thành công. Cái sự tàn nhẫn đó tương đồng với chuyện cô ấy học được cách lái xe tuyệt vời, vì nếu cô ấy không lái xe tốt thì sẽ bị người mẹ đánh đập rất tàn nhẫn.
Hai con người lặng im trong cùng một không gian kín của chiếc xe đỏ.
Nếu Kafuku đắm chìm trong nỗi đau mất vợ thì Misaki cũng giấu sự dằn vặt vì cái chết của mẹ sau vẻ ngoài dửng dưng. Nỗi cô đơn của Kafuku và Misaki được nén chặt trong những chuyến hành trình câm lặng.
Chiếc xe hơi SAAD màu đỏ thực sự đã trở thành một nhân vật quan trọng trong phim, là một người lắng nghe mà chẳng hề phán xét bất kỳ điều gì. Trong một thời đại mà con người ta quá bận rộn để đọc, để xem, việc nghe rất quan trọng.
Một nơi yên tĩnh để suy nghĩ
Đến nơi nào đó?
Hai kẻ cô đơn mang trái tim tan vỡ, một gã trung niên và một cô gái trẻ, “lạc đường” và gặp nhau gợi nhớ đến bộ phim Lost in Translation của Sofia Coppola, cũng với bối cảnh Nhật Bản. Nhưng khác với diễn viên hết thời Bob Harris và cô nàng Charlotte bị lạc lối trong những thứ gọi là “What’s Next?” (cái gì tiếp theo trong tương lai), Kafuku và Misaki bị khắc khoải trong bóng ma của quá khứ.
Mỗi chúng ta là một hòn đảo cô độc, ta sẽ ôm mãi trong mình những bí mật, những nỗi đau nếu không may mắn gặp ai đó có thể chia sẻ, thấu hiểu.
Là một người chồng và người cha đau buồn che giấu nỗi đau tiếp tục của mình bằng sự siêng năng trong nghề nghiệp, Kafuku duy trì sự bình tĩnh đến khi không còn có thể nuốt trôi cơn giận của mình đối với người anh ấy yêu thương nhất. Những cử chỉ nghiêm khắc của anh đã thể hiện một pháo đài bất khả xâm phạm không muốn tiết lộ bất kỳ dấu hiệu nào về con người thật của bản thân.
Năng lượng đó, muốn không bị chú ý và không bị nghi ngờ, hoàn toàn phù hợp với tài xế riêng được chỉ định của anh, Misaki (Toko Miura), một phụ nữ trẻ lần lượt chạy trốn khỏi mặc cảm của chính mình bị chôn vùi trong đống đổ nát ở quê hương cùng cái chết của mẹ cô.
Hai cá thể cô đơn giống nhau song hành cùng nhau.
Tìm lại kết nối cuộc đời
Tất cả những sự im lặng, không được nói ra bao quanh chúng đều vô cùng phong phú.
Các buổi diễn tập của Oncle Vania mà nhân vật chính chỉ đạo với các diễn viên không nói cùng ngôn ngữ với anh ta và với một nữ diễn viên câm đóng vai bằng ngôn ngữ ký hiệu… thật đặc biệt.
Phỏng vấn đạo diễn phim :
Liệu có đúng là bạn muốn bỏ qua yếu tố hiện thực để tập trung vào khán giả và trải nghiệm phi ngôn ngữ khi xem phim của họ hay không?
Khi bộ phim bước vào giai đoạn sản xuất, tôi đã cho các diễn viên lặp đi lặp lại lời thoại của mình cùng nhau – tương tự như cách Kafuku hướng dẫn các diễn viên của mình trong truyện. Bằng việc lặp lại này, họ sẽ quen dần với tông giọng của những người bạn diễn sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn khác họ. Lúc bấy giờ, âm điệu trong giọng nói mới chính là nhân tố chính giúp họ bám sát lấy những gì người kia muốn truyền đạt.
Sau quá trình luyện tập đó, tôi mới bắt đầu cho họ đọc toàn bộ kịch bản trong tiếng mẹ đẻ. Việc thấu hiểu cả bộ phim đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngôn ngữ cơ thể cũng là một nhân tố rất quan trọng mà các nhân vật cần lưu ý. Để cuộc hội thoại diễn ra suôn sẻ, họ cũng phải tập trung quan sát những biểu hiện trên cơ thể đối phương nhằm phán đoán được mình nên đối đáp thế nào cho phải.
Tôi tin rằng rào cản về ngôn ngữ trong tác phẩm sẽ không làm khán giả cảm thấy bối rối, mà ngược lại, còn tạo ra một lối đi riêng dẫn đến thứ cảm xúc không thể bộc lộ nên lời.
Drive My Car cũng khai thác tuyến truyện về vở kịch Cậu Vanya do Kafuku đạo diễn như một cách tìm lại kết nối với cuộc đời bên cạnh kết nối của Kafuku và cô gái tài xế.
Điểm đặc biệt của vở kịch là dàn diễn viên nói những thứ tiếng khác nhau – tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, thậm chí sử dụng cả thủ ngữ dành cho người câm điếc. Dù không hiểu ngôn ngữ của nhau, họ vẫn phải kết hợp để trình diễn trên sân khấu.
Có những khoảnh khắc, sự kết hợp ấy ăn ý tới mức người xem khó lòng phân biệt được giữa đời và kịch. Cũng từ cuộc gặp gỡ với dàn diễn viên, Kafuku nhận ra có những sự kết nối còn vượt lên trên cả ngôn ngữ thông thường.
Đó là sự kết nối bằng nghệ thuật và bằng trái tim, khi con người ta vượt qua được những rào cản để thấu hiểu nhau, như giữa nhân vật người trợ lý Yoon-su và cô vợ câm Yoon-a.
Drive my car không kết thúc ở Hiroshima với lời thoại sau cuối “Ta hãy tiếp tục sống” của vở Cậu Vania tại buổi công diễn, mà thêm “hậu truyện” xảy ra tại… Hàn Quốc – quê hương của vài diễn viên trong đội kịch.
Ở đó ta thấy Misaki một mình đi ra khỏi siêu thị với khẩu trang chống COVID, bước lên chiếc xe Saab 900 đỏ, vuốt ve chú chó bên cạnh. Người xem không rõ cô đang du lịch hay sống ở đây, nhưng biết chắc thời hiện tại.
Và do đạo diễn cố ý đốt giai đoạn, ta chỉ có thể liên hệ với cảnh Misaki từng thú nhận với Kafuku rất thích chiếc xe của ông, và cảnh Misaki từng nhào đến ôm con chó khi lần đầu nghe Kafuku khen cô lái lụa.
Người xem thoáng thắc mắc phải chăng Kafuku đã tặng, cho mượn hoặc bán xe cho Misaki , nếu lãng mạn hơn nữa là hai trái tim cô đơn đã sưởi ấm cho nhau?
Ta cũng tự hỏi Kafuku ổn chứ?
Nhưng cuối cùng hình ảnh một Misaki thoát khỏi ám ảnh quá khứ là một hình ảnh ấm lòng, một cô gái trẻ còn một tương lai dài phía trước, điều đó đủ để Hamaguchi chấm hết bộ phim 180 phút của mình.
“Ta hãy tiếp tục sống” – Oncle Vania
“Những người đang sống luôn nghĩ về cái chết, theo cách này hay cách khác, và nó cứ thế tiếp diễn”, như lời nhân vật Kafuku nói. Nhưng rồi con người ta vẫn sẽ phải sống, như thể đâu còn lựa chọn nào khác. Và dù có leo lên xe chạy trốn đi đâu chăng nữa, con người rốt cục cũng trở lại nơi bắt đầu, đối diện với những phế tích và tự chữa lành. Đến tận cùng, vẫn là sống tiếp, như thế thôi.